Hướng dẫn

Tiếp thị tăng trưởng

Tiếp thị tăng trưởng là một chiến lược chú trọng vào việc tăng doanh thu thông qua thu hút và giữ chân khách hàng. Chiến lược này tận dụng thông tin từ thử nghiệm thường xuyên để đẩy nhanh tốc độ tối ưu hóa chiến dịch

Bắt đầu sử dụng Amazon Ads để hiển thị các sản phẩm của bạn và tạo chiến dịch.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.

Tạo quảng cáo tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột để giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn trên Amazon.

Cho dù bạn bán hàng trên Amazon hay không, tín hiệu bên thứ nhất, thông tin chi tiết về khách hàng và định dạng quảng cáo từ Amazon Ads đều có thể giúp bạn gia tăng doanh số và thúc đẩy chuyển đổi một cách hiệu quả.

Tiếp thị tăng trưởng là gì?

Tiếp thị tăng trưởng là mô hình tiếp thị sử dụng dữ liệu từ các chiến dịch và thử nghiệm để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Bằng cách tối ưu hóa dữ liệu khách hàng và thông tin chi tiết về ngành, các nhà tiếp thị tăng trưởng có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn và gia tăng lượt chuyển đổi cho thương hiệu.

Tại sao tiếp thị tăng trưởng lại quan trọng?

Tiếp thị tăng trưởng rất quan trọng vì chiến lược này tận dụng mọi giai đoạn của phễu tiếp thị. Do tập trung vào việc tối ưu hóa sự tăng trưởng, tiếp thị tăng trưởng có thể là một phương pháp hữu ích trong việc sử dụng nhận thức thương hiệu để đẩy mạnh doanh số, đồng thời biến khách hàng trung thành thành người ủng hộ thương hiệu.

Tiếp thị tăng trưởng khác với tiếp thị truyền thống như thế nào?

Tiếp thị truyền thống là quá trình quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Mặt khác, tiếp thị tăng trưởng được xây dựng dựa trên những điều cơ bản nhằm hấp dẫn và thu hút khách hàng bằng nhiều chiến lược khác nhau, từ đó xác định lộ trình tốt nhất để tìm hiểu người mua hàng ở mọi giai đoạn của phễu tiếp thị.

Các yếu tố chính của chiến lược tiếp thị tăng trưởng

1. Thử nghiệm A/B

Thử nghiệm A/B có thể là một công cụ hiệu quả cao cho các nhà tiếp thị tăng trưởng. Bằng cách thử nghiệm các bộ tùy chọn riêng biệt để kết nối với đối tượng khách hàng—chẳng hạn như các từ khóa khác nhau cho SEO hoặc dòng tiêu đề trên bài đăng blog, nội dung thu hút trên mạng xã hội, hoặc kiểu bao bì đóng gói—thương hiệu có thể biết điều gì gây ấn tượng với khách hàng và có thể thúc đẩy mức độ tương tác của người dùng.

2. Tiếp thị đa kênh

Tiếp thị đa kênh là một chiến lược tập trung vào khách hàng tích hợp liền mạch tất cả các loại kênh tiếp thị để tiếp cận người mua hàng ở nơi họ dành thời gian. Chiến lược này có thể bao gồm việc kết nối với đối tượng khách hàng thông qua các bản tin, quảng cáo trên mạng xã hội, cửa hàng thực tế hoặc thậm chí là các chiến thuật tiếp thị trải nghiệm như gian hàng pop-up hoặc sự kiện trực tuyến—bất cứ nơi nào họ muốn dành thời gian và tương tác với những thương hiệu họ mới biết đến hoặc đã tương tác.

3. Phản hồi của khách hàng

Thu thập phản hồi của khách hàng là một phần thiết yếu trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào nhằm tạo ra trải nghiệm dịch vụ khách hàng tích cực và gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng. Bằng cách khuyến khích đưa ra phản hồi và đánh giá, thương hiệu có thể xác định điều gì hiệu quả hoặc không hiệu quả bằng cách trao đổi trực tiếp với đối tượng khách hàng của họ, dù là thông qua khảo sát, đánh giá hay truy vấn trên mạng xã hội. Loại nghiên cứu tiếp thị này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp nhỏ hoặc một công ty khởi nghiệp để họ tận dụng, vì nghiên cứu này có thể giúp thúc đẩy khách hàng chia sẻ trải nghiệm tích cực về thương hiệu cho những người họ quen biết thông qua truyền miệng.

Khuôn khổ AARRR là gì?

AARRR là từ viết tắt cho khuôn khổ mà các doanh nghiệp hướng đến sản phẩm nên theo dõi. Nhờ khuôn khổ này, họ phân tích được hành vi người dùng có thể dẫn đến tăng trưởng kinh doanh. AARRR là từ viết tắt của acquisition (thu nạp), activation (kích hoạt), retention (giữ chân), referral (giới thiệu) và revenue (doanh thu). Các chỉ số này có thể cung cấp cái nhìn tổng thể hơn về tình hình hoạt động của công ty hoặc mức độ tương tác của khách hàng, trái ngược với các chỉ số phù phiếm như lượt thích trên mạng xã hội. Nhà đầu tư mạo hiểm Dave McClure ở Silicon Valley đã đặt ra thuật ngữ này. Đôi khi, thuật ngữ này còn được gọi là “chỉ số cướp biển” vì từ viết tắt bắt chước âm thanh điển hình của cướp biển trong văn hóa đại chúng.

Mục tiêu trong phần đầu tiên của khuôn khổ AARRR là chú trọng thúc đẩy khám phá, cuối cùng là tạo ra doanh thu và người dùng mới. Người dùng có thể truy cập một ứng dụng hoặc một trang web và nán lại đôi chút để làm quen với các sản phẩm và nội dung có sẵn. Đây là bước đa kênh sử dụng tất cả các loại hình tiếp thị—chẳng hạn như SEO, tìm kiếm trả tiền, mạng xã hội và các loại chiến dịch tiếp thị khác—để kết nối với người mua hàng.

Kích hoạt

Tại thời điểm này, các thương hiệu muốn chắc chắn rằng khách hàng đang thực hiện những hành động mà họ muốn. Ví dụ: người dùng có thể đăng ký nhận bản tin hoặc có thể đăng ký dùng thử miễn phí để thực hiện một hành động thực tế nhằm tìm hiểu thêm về thương hiệu và tương tác sâu hơn đôi chút sau khi được khơi dậy sự tò mò. Ở giai đoạn này, thử nghiệm A/B có thể giúp ích trong việc tìm hiểu xem điều gì gây ấn tượng với khách hàng.

Trong giai đoạn giữ chân, thương hiệu cố gắng hình thành mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại, điều này thường giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Điều này có thể bao gồm việc khuyến khích người dùng đăng ký nhận email tiếp thị và nhấp vào các liên kết, hoặc bắt đầu truy cập ứng dụng hoặc trang web vài lần trong một khoảng thời gian nhất định. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là phải theo dõi tần suất và những kênh mà họ sử dụng để tương tác với thương hiệu.

Giới thiệu

Ở bước này, người dùng có thể giới thiệu sản phẩm cho bạn bè và những người này có thể bắt đầu khám phá sản phẩm của thương hiệu hoặc thậm chí tự mình trở thành khách hàng. Các thương hiệu có thể đưa ra chương trình khuyến mãi cho những người dùng giới thiệu bạn bè bằng các liên kết đặc biệt hoặc các ưu đãi khác để khuyến khích truyền miệng, qua đó gia tăng cơ sở khách hàng.

Doanh thu

Giai đoạn cuối cùng của khuôn khổ AARRR là thời điểm thích hợp để các thương hiệu xác định xem họ có đạt được mục tiêu doanh thu hay không. Đây không chỉ là lúc để đánh giá liệu chiến thuật của họ có mang lại hiệu quả hay không mà còn là lúc để các thương hiệu thấy được doanh thu mà mỗi khách hàng mang lại vì chi phí thu nạp thường cao. Chất lượng doanh thu có thể có tiềm năng lớn, đặc biệt với những khách hàng đã giới thiệu thương hiệu cho nhiều người và những người này cũng chuyển đổi thành khách hàng mới.

Lợi ích của tiếp thị tăng trưởng là gì?

Tiếp thị tăng trưởng đem lại lợi ích vì chiến lược này cần có cái nhìn bao quát về chiến lược tiếp thị của thương hiệu để tập trung vào kế hoạch dài hạn nhằm gia tăng doanh thu và nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Các nhà tiếp thị tăng trưởng sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết từ phản hồi của khách hàng và chỉ số tương tác để tối ưu hóa tương lai của doanh nghiệp.

Ví dụ về tiếp thị tăng trưởng

Nghiên cứu điển hình

Xem cách nhà cung cấp giải pháp Quartile giúp CPAP Shop, một công ty con của AdaptHealth, xây dựng sự hiện diện cho thương hiệu trong gian hàng Amazon. Bằng cách làm việc với nền tảng quảng cáo thương mại điện tử này, CPAP Shop đã có thể xây dựng chiến lược quảng cáo giúp gia tăng khả năng hiển thị của họ trên mạng nhằm đạt được mức tăng ổn định hàng tháng về doanh thu.

Quartile

Nghiên cứu điển hình

Tìm hiểu cách BUXON Cosmetics gia tăng khả năng hiển thị thương hiệu để tìm kiếm khách hàng mới và đẩy mạnh doanh số. Thương hiệu Hoa Kỳ này đã hợp tác với Envision Horizons để tối đa hóa mức độ tương tác ở các giai đoạn khác nhau của hành trình mua sắm bằng cách tiếp thị lại với những khách hàng chưa mua hàng. Sau cùng, họ đã vượt qua mục tiêu doanh số Amazon DSP của mình.

BUXOM

Blog

Khám phá những cách Blue Diamond Growers kết nối với đối tượng khách hàng nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ nhờ quảng cáo hiển thị bằng ngôn ngữ. Việc dành thời gian phát triển các thử nghiệm chiến dịch để tiếp cận những khách hàng này tốt hơn đã giúp thương hiệu nắm được loại quảng cáo và sản phẩm nào sẽ gây ấn tượng tốt nhất với các nhóm khách hàng này, từ đó cải thiện tỷ lệ nhấp trung bình và lợi tức trên chi tiêu quảng cáo trên Amazon.

Blue Diamond

Câu hỏi thường gặp

Đột phá tăng trưởng là gì?

Đột phá tăng trưởng là một loại hình tiếp thị tập trung vào tăng trưởng siêu tốc bằng cách tìm ra chiến lược tiếp thị chi phí thấp nhằm tận dụng mọi nghiên cứu để nhanh chóng mở rộng cơ sở khách hàng của công ty, qua đó tăng cường hoạt động kinh doanh.

Sự khác biệt giữa tiếp thị tăng trưởng và đột phá tăng trưởng là gì?

Các thuật ngữ tiếp thị tăng trưởngđột phá tăng trưởng thường được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, tiếp thị tăng trưởng thường đề cập đến một kế hoạch dài hạn và toàn diện hơn cho một thương hiệu, trong khi đột phá tăng trưởng có thể đề cập đến các chiến lược ngắn hạn cho những thách thức hàng ngày.

Sự khác biệt giữa tiếp thị tăng trưởng và tiếp thị sản phẩm là gì?

Tiếp thị sản phẩm tập trung vào việc định vị sản phẩm trên thị trường thông qua nghiên cứu sâu rộng về khách hàng để tìm hiểu một nhóm đối tượng khách hàng. Trong khi tiếp thị sản phẩm có thể nằm trong khuôn khổ của chiến lược tiếp thị tăng trưởng, đặc biệt là việc cân nhắc phản hồi của khách hàng, thì tiếp thị tăng trưởng lại là một chiến lược toàn diện hơn tập trung vào người mua hàng để chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành, giúp tạo doanh thu bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng và xem xét yếu tố nào có hiệu quả hoặc không hiệu quả.

Sự khác biệt giữa tiếp thị tăng trưởng và tiếp thị hiệu suất là gì?

Tiếp thị hiệu suất một hình thức tiếp thị đo lường các kết quả riêng biệt của chiến dịch, như số lượt nhấp chuột hoặc chuyển đổi. Các chỉ số phổ biến bao gồm chi phí cho mỗi nghìn lượt hiển thị, chi phí mỗi lần nhấp chuộtchi phí cho mỗi lượt chuyển đổi và các thương hiệu thường chỉ trả tiền khi những hành động này được hoàn thành. Chiến lược tiếp thị tăng trưởng thường tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng để thiết lập mức tăng trưởng bền vững, lâu dài ngoài các chỉ số tiếp thị hiệu suất.

Đâu là sự khác biệt giữa tiếp thị tăng trưởng và tạo nhu cầu?

Tạo nhu cầu là chiến lược tiếp thị nhằm nâng cao nhận thức về sản phẩm và thúc đẩy sự quan tâm đến doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu của khách hàng. Tiếp thị tăng trưởng được xây dựng dựa trên chiến lược tạo nhu cầu bằng cách sử dụng thông tin này để kết nối với người mua hàng và phát triển mối quan hệ lâu dài với họ, qua đó đem lại doanh thu và phát triển thương hiệu.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.