Hướng dẫn
Quản lý thương hiệu là gì?
Định nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích và cách thức hoạt động
Quản lý thương hiệu là quá trình nuôi dưỡng một thương hiệu một cách có chiến lược và chiến thuật. Cách bạn quản lý thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản thương hiệu, giá trị thương hiệu và danh tiếng thương hiệu của bạn.
Bắt đầu sử dụng Amazon Ads để hiển thị các sản phẩm của bạn và tạo chiến dịch.
Chuyển đến:
Quản lý thương hiệu là gì?
Quản lý thương hiệu là phương pháp định hình và giám sát thương hiệu nhằm nâng cao giá trị và thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu. Quá trình này bao gồm các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu để phát triển và duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Tại sao quản lý thương hiệu lại quan trọng?
Quản lý thương hiệu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản thương hiệu - giá trị và sức mạnh tổng thể của thương hiệu dựa trên nhận thức của khách hàng. Nếu được thực hiện thành công, quản lý thương hiệu có thể giúp bạn nâng tầm thương hiệu, giúp thương hiệu được nhiều đối tượng khách hàng biết đến rộng rãi hơn.
Những lợi ích của việc quản lý thương hiệu là gì?
Quản lý thương hiệu hiệu quả làm tăng giá trị cho doanh nghiệp của bạn theo nhiều cách, bao gồm thúc đẩy niềm tin thương hiệu, tạo trải nghiệm thương hiệu có ý nghĩa và khuyến khích sự tương tác của khách hàng. Để tăng cường mức độ nhận diện và nhận thức thương hiệu, bạn có thể áp dụng nhiều cách thông qua việc quản lý thương hiệu.
- Quản lý thương hiệu thúc đẩy niềm tin thương hiệu bằng cách tạo ra nhận thức tích cực và tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp và tên thương hiệu của bạn.
- Quản lý thương hiệu giúp bạn xây dựng một thương hiệu vững mạnh, đem đến trải nghiệm thương hiệu có ý nghĩa và giàu tác động.
- Chúng khuyến khích sự gắn kết và ủng hộ của khách hàng, kéo theo đó là hiệu ứng tiếp thị truyền miệng tích cực.
- Việc quản lý thương hiệu có thể hỗ trợ bạn tăng doanh số và lượt chuyển đổi từ các khách hàng trung thành.
Các nguyên tắc chính của việc quản lý thương hiệu là gì?
Các nguyên tắc quản lý thương hiệu là những khái niệm cơ bản, giúp định hướng quá trình phát triển và quản lý chiến lược của một thương hiệu. Các nguyên tắc có thể thay đổi tùy thuộc vào ưu tiên kinh doanh của bạn. Dưới đây là phân tích chi tiết về những yếu tố quan trọng nhất từ định vị thương hiệu đến bảo vệ thương hiệu.
Việc tạo ra một đề xuất giá trị độc đáo và hấp dẫn có thể nêu bật thương hiệu của bạn và thu hút các đối tượng khách hàng chính.
2. Tính nhất quán và mức độ nhận diện của thương hiệu
Việc duy trì hình ảnh thương hiệu gắn kết có thể đảm bảo rằng trải nghiệm thương hiệu sẽ nhất quán trên tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng. Tính nhất quán của thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu của bạn theo thời gian.
Nhờ hoạt động quản lý thương hiệu, thương hiệu của bạn sẽ luôn nổi bật trong tâm trí khách hàng. Mạng xã hội và các chiến dịch về nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này.
Quản lý thương hiệu chú trọng đến việc lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi tương tác với thương hiệu của bạn. Cách tiếp cận này củng cố lòng trung thành với thương hiệu và sự gắn kết của khách hàng theo thời gian, cho phép bạn xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng của mình.
5. Tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu
Thực hiện lời hứa thương hiệu và triển khai các chiến lược giúp nâng cao nhận thức thương hiệu, liên tưởng tích cực về thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng để tăng giá trị cảm nhận và thực tế cho thương hiệu của bạn.
Xây dựng thương hiệu là một khía cạnh thiết yếu của hoạt động quản lý thương hiệu, tập trung vào việc định hình và củng cố hình ảnh, nhận thức và danh tiếng của thương hiệu. Các hoạt động xây dựng thương hiệu thường bao gồm nỗ lực nâng cao nhận thức thương hiệu.
7. Danh tiếng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu
Bảo vệ tính toàn vẹn, danh tiếng và sở hữu trí tuệ của thương hiệu khỏi việc sử dụng trái phép hoặc lạm dụng.
Việc quản lý thương hiệu diễn ra như thế nào?
Quản lý thương hiệu là một quá trình tổng thể bao gồm giám sát và hướng dẫn nhiều khía cạnh của thương hiệu để đảm bảo gặt hái thành công. Quá trình này bắt đầu và kết thúc bằng việc thiết kế chiến lược thương hiệu mang tính tập trung, có thể bao gồm các bước sau:
- Xác định rõ ràng sứ mệnh thương hiệu, giá trị thương hiệu, đối tượng chính, định vị thương hiệu và mục tiêu của bạn, đó là những yếu tố đóng vai trò là lộ trình phát triển cho thương hiệu
- Bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, bao gồm các tài sản nội dung và hình ảnh như tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu và thiết kế trực quan
- Tạo thông điệp thương hiệu hấp dẫn và vận dụng quảng cáo thương hiệu để khuếch trương đề xuất giá trị độc đáo của thương hiệu, bao gồm cả các kênh quảng cáo trực tuyến lẫn ngoại tuyến, chẳng hạn như mạng xã hội, giải pháp quảng cáo kỹ thuật số và sự kiện tiếp thị
- Tạo trải nghiệm thương hiệu tích cực tại mọi điểm tiếp xúc, đảm bảo rằng khách hàng có những tương tác thú vị với thương hiệu của bạn, chẳng hạn như dịch vụ khách hàng và trải nghiệm người dùng tập trung vào khách hàng
- Giám sát và phân tích liên tục về hiệu suất thương hiệu và phản hồi của khách hàng, chẳng hạn như theo dõi các chỉ số thương hiệu, tiến hành nghiên cứu thị trường và vận dụng các công cụ lắng nghe ý kiến qua mạng xã hội để tìm hiểu nhận thức thương hiệu
Quản lý thương hiệu so với tiếp thị và xây dựng thương hiệu
Quản lý thương hiệu tích hợp các yếu tố tiếp thị và xây dựng thương hiệu để tạo và mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng.
Quản lý thương hiệu và tiếp thị
Hoạt động quản lý thương hiệu sử dụng các công cụ tiếp thị và chiến lược tiếp thị để củng cố giá trị thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
Quản lý thương hiệu và xây dựng thương hiệu
Hoạt động quản lý thương hiệu tận dụng các yếu tố xây dựng thương hiệu - tất cả tài sản thương hiệu, chẳng hạn như logo và hình ảnh, giúp tạo nên bộ nhận diện thương hiệu riêng biệt - để truyền tải thông điệp nhất quán và tạo kết nối giàu cảm xúc với các khách hàng.
Vai trò của người quản lý thương hiệu là gì?
Người quản lý thương hiệu dẫn dắt chiến lược thương hiệu, theo dõi dữ liệu phân tích kỹ thuật số có liên quan và đóng vai trò như một người bảo vệ thương hiệu. Người quản lý thương hiệu sẽ giúp thương hiệu của bạn phát triển và luôn hợp thời, trong khi vẫn duy trì các giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Những mẹo hàng đầu giúp bạn quản lý thương hiệu một cách hiệu quả
Quản lý hiệu quả thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng để đạt được thành công lâu dài. Từ thường xuyên đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả công việc cho đến phát triển các hướng dẫn thương hiệu rõ ràng, quản lý thương hiệu đòi hỏi xem xét kỹ lưỡng cách mọi yếu tố của thương hiệu gây ấn tượng với đối tượng mục tiêu.
Để quản lý hiệu quả thương hiệu của bạn, bạn nên xem xét các mẹo sau:
- Thường xuyên xem xét dữ liệu phân tích kỹ thuật số, xu hướng kinh doanh và đánh giá của khách hàng để điều chỉnh chiến lược thương hiệu và định vị thương hiệu của bạn khi cần thiết.
- Phát triển các hướng dẫn rõ ràng dành cho thương hiệu, giúp phác thảo bộ nhận diện hình ảnh và giọng điệu của thương hiệu. Bằng cách chuẩn bị sẵn một bộ quy tắc, bạn có thể duy trì tính nhất quán trong tất cả các hoạt động truyền thông và bảo vệ danh tiếng thương hiệu.
- Thường xuyên tiến hành kiểm toán thương hiệu. Thương hiệu của bạn như thể một “sinh vật sống” và sẽ phát triển theo thời gian để luôn hợp thời. Việc kiểm tra các yếu tố hình ảnh, thông điệp thương hiệu và nhận thức của khách hàng ít nhất một lần mỗi quý có thể giúp bạn phát hiện các điểm cần cải thiện.
- Tạo một thư viện kỹ thuật số cho tất cả các tài sản thương hiệu để giúp bạn duy trì sắp xếp có tổ chức. Khi thương hiệu của bạn phát triển, bạn có thể dễ dàng quản lý và tái sử dụng các tài liệu tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho mục đích khác.
Ví dụ về các chiến lược quản lý thương hiệu thành công
Nghiên cứu điển hình
Khám phá cách thương hiệu dinh dưỡng thể thao foodspring của Đức sử dụng các tính năng độc đáo của Amazon Ads để kết nối với người mua hàng quốc tế và xây dựng thương hiệu toàn cầu.
Nghiên cứu điển hình
NF Import bắt đầu chạy quảng cáo được tài trợ vào năm 2015. Tìm hiểu cách họ tận dụng Sponsored Brands như một giải pháp khuếch trương thương hiệu và cách họ cập nhật các phương pháp hay nhất về quảng cáo.
5 cách Amazon Ads có thể giúp bạn quản lý thương hiệu một cách thành công
Amazon Ads cung cấp các giải pháp quảng cáo tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, giúp chiếm được cảm tình và tâm trí của khách hàng trong hiện tại và tương lai. Dưới đây là một số cách mà Amazon Ads có thể giúp bạn triển khai các nguyên tắc chính về quản lý thương hiệu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu.
- Kiểm soát danh tiếng của thương hiệu bằng cách chủ động quản lý các đánh giá và xếp hạng của khách hàng. Chúng tôi nhận thấy rằng 88% người mua rất coi trọng các đánh giá trực tuyến khi đưa ra quyết định mua hàng.1 Ngoài ra, thời gian trung bình để các ASIN mới ra mắt đạt được 15 bài đánh giá của khách hàng nhanh hơn đến 29% khi được thêm vào chiến dịch Sponsored Products 2so với khi không được thêm.3
- Tạo ra những khoảnh khắc thương hiệu đáng nhớ bằng các định dạng quảng cáo đổi mới. Những nhà quảng cáo sử dụng tất cả các định dạng quảng cáo Sponsored Brands nhận thấy rằng trung bình có đến 79% doanh số đến từ khách hàng mới đối với thương hiệu (NTB).4
- Tiếp cận đối tượng khách hàng có liên quan trong suốt hành trình mua sắm của họ và giúp khách hàng dễ dàng biết đến thương hiệu của bạn nhờ chiến dịch đối tượng Sponsored Display. Những nhà quảng cáo sử dụng các đối tượng Sponsored Display nhận thấy lên tới 74% doanh số được phân bổ cho quảng cáo đến từ các khách hàng mới đối với thương hiệu (NTB).5
- Khai thác sức mạnh của các chỉ số thương hiệu và báo cáo chiến dịch để khám phá thông tin chi tiết giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất thương hiệu.
- Tìm hiểu tất cả những điều bạn cần biết để trở thành nhà quảng cáo thành công và mở rộng tiếng nói thương hiệu thông qua các khóa học miễn phí, giấy chứng nhận, chương trình huấn luyện và hội thảo trực tuyến theo yêu cầu, có sẵn trong bảng điều khiển học tập.
Những việc cần làm tiếp theo
Đôi khi, việc phát triển và quản lý thương hiệu có thể khó khăn, song bạn không phải làm điều đó một mình. Các chuyên gia của Amazon Ads cung cấp hướng dẫn và dịch vụ hỗ trợ riêng miễn phí để giúp bạn trên hành trình sử dụng Amazon Ads và đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn.
1 Lyfe Marketing, “Tầm quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số: 10 lý do hàng đầu khiến bạn cần đến nó”, 2022
2 Sponsored Brands chỉ dành cho người bán hàng đã đăng ký Amazon Brand Registry
3 Dữ liệu nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2020 - tháng 8 năm 2022, dựa trên các chiến dịch chạy trong vòng 90 ngày sau khi ra mắt sản phẩm
4 Dữ liệu nội bộ Amazon, Toàn cầu, tháng 5 năm 2021 - tháng 4 năm 2022
5 Dữ liệu nội bộ Amazon, Toàn cầu, 2022