Hướng dẫn

Cách ra mắt thương hiệu

Ra mắt thương hiệu là quá trình giới thiệu câu chuyện, giá trị và sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu của bạn tới khách hàng tiềm năng. Để ra mắt thương hiệu hiệu quả, hãy kết hợp các chiến thuật tiếp thị và giải pháp quảng cáo để giúp khách hàng khám phá doanh nghiệp của bạn.

Bắt đầu sử dụng Amazon Ads để hiển thị các sản phẩm của bạn và tạo chiến dịch.

Nếu bạn có kinh nghiệm hạn chế, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.

Tạo quảng cáo tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột để hỗ trợ khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn trên Amazon.

Giúp khách hàng tìm kiếm thương hiệu và sản phẩm của bạn bằng các quảng cáo sáng tạo xuất hiện trong kết quả mua sắm có liên quan trên Amazon.

Dù bạn chỉ mới bắt đầu kinh doanh hay tạo ra doanh nghiệp mới, cách bạn giới thiệu thương hiệu của mình tới người tiêu dùng có thể tác động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp và nhận thức của khách hàng.

Tùy vào mục tiêu tiếp thị, bạn có thể lựa chọn ra mắt thương hiệu ở quy mô khiêm tốn, bắt đầu bằng việc ra mắt trên một số kênh kỹ thuật số, hoặc ở quy mô lớn hơn - với kế hoạch tiếp thị mở rộng bao gồm các hoạt động trực tiếp và trên nền tảng kỹ thuật số. Trong hướng dẫn này, bạn sẽ tìm hiểu những điều cơ bản về cách ra mắt thương hiệu, tại sao việc này quan trọng và một số kỹ thuật xây dựng thương hiệu.

Ra mắt thương hiệu là gì?

Ra mắt thương hiệu là quá trình giới thiệu doanh nghiệp của bạn với thế giới. Để ra mắt thành công, thương hiệu của bạn cần có mục tiêu kinh doanh rõ ràng, thấu hiểu khách hàng, kiến thức về ngành của bạn (chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn có vị thế như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh), thông điệp thương hiệu ấn tượng và chiến lược tiếp thị.

Trong quá trình ra mắt thương hiệu, bạn có cơ hội quyết định cách bạn muốn đối tượng khách hàng trải nghiệm thương hiệu của bạn và cách bạn định vị doanh nghiệp của mình trên thị trường. Bạn làm điều này thông qua việc tạo thông điệp cho thương hiệu và bằng cách truyền đạt các giá trị cốt lõi của bạn.

Bạn cần làm gì trước khi ra mắt thương hiệu

Trước khi ra mắt thành công bất kỳ thương hiệu nào, có một số công việc cần thực hiện. Trong giai đoạn trước khi ra mắt, thương hiệu của bạn nên xác định những người tiêu dùng nào có thể sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn, thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn mang lại giá trị gì cho ngành, bạn truyền tải đề xuất giá trị đó thông qua tài sản thành phần quảng cáo và thông điệp như thế nào, và ngân sách tiếp thị bạn phân bổ cho chiến dịch ra mắt là bao nhiêu. Giai đoạn trước khi ra mắt cũng là thời điểm tuyệt vời để bạn thử nghiệm và tìm hiểu xem kênh kỹ thuật số hay mạng xã hội nào có thể hỗ trợ tốt nhất nhu cầu tiếp thị cho thương hiệu của bạn.

7 mẹo để xây dựng chiến lược ra mắt thương hiệu

Để xây dựng chiến lược ra mắt thương hiệu, bạn cần phải nghiên cứu, lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện. Để ra mắt thành công, các nhà lãnh đạo thương hiệu sẽ xác định đối tượng khách hàng, tìm hiểu ngành, nhận biết vấn đề họ sẽ giải quyết, củng cố thông điệp thương hiệu và vạch ra mục tiêu khi ra mắt. Dưới đây là danh sách các mẹo cần cân nhắc khi ra mắt thương hiệu lần đầu.

  1. Xác định đối tượng khách hàng. Khách hàng nên là quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình lên kế hoạch ra mắt thương hiệu. Để giúp xác định những khách hàng có liên quan, hãy nghĩ về vấn đề mà thương hiệu của bạn đang hướng tới giải quyết. Bạn cần trả lời được khách hàng của mình là ai, họ quan tâm đến điều gì, vấn đề của họ là gì, họ có khả năng sử dụng hoặc tìm kiếm sản phẩm nào để giải quyết vấn đề của họ, và làm thế nào thương hiệu của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Bạn thậm chí có thể tận dụng các tín hiệu mua sắm và/hoặc thông tin chi tiết để hiểu rõ hơn khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các giải pháp quảng cáo. Những thông tin thêm này có thể giúp phát triển kế hoạch tiếp thị phù hợp hơn và gây được ấn tượng với người tiêu dùng.
  2. Củng cố bộ nhận diện thương hiệu. Từ thiết kế logo thương hiệu đến xây dựng tài liệu truyền thông trên trang web và sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội, việc xác định bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố sống còn khi ra mắt thương hiệu. Việc có bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng giúp tăng cường khả năng đối tượng khách hàng nhận ra thương hiệu, tăng uy tín của thương hiệu với người tiêu dùng, đồng thời giúp truyền đạt rõ hơn điểm độc đáo của công ty bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với Amazon Ads trong hội thảo trực tuyến này.
  3. Xây dựng chiến lược ra mắt thương hiệu. Chiến lược ra mắt thương hiệu mới có thể giúp bạn kết nối các hoạt động trước, trong và sau khi ra mắt. Chiến lược của bạn nên bao gồm cách bạn quảng bá sản phẩm cốt lõi trong quá trình ra mắt thương hiệu hoặc sản phẩm. Các chiến dịch này nên hướng tới việc giúp thương hiệu của bạn tiếp cận những người mua hàng có liên quan nhất, đó là những người có thể sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn. Trong quá trình phát triển chiến lược, bạn cũng sẽ thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm. Hoạt động này bao gồm đánh giá các thương hiệu thuộc cùng danh mục với bạn và cách họ tiếp thị tới đối tượng khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thời gian này để thu thập phản hồi từ người tiêu dùng và cố gắng hiểu thông điệp nào gây được ấn tượng với họ, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả hơn. Và khi bạn đã bắt đầu ra mắt thương hiệu, hãy tận dụng cơ hội này để kiểm tra thông điệp chiến dịch, quảng cáo và các kênh bạn đang sử dụng để quảng bá thông điệp. Đôi khi, những điều chỉnh nhỏ có thể giúp một chiến dịch có bước nhảy vọt.
  4. Xây dựng lộ trình thời gian ra mắt thương hiệu. Chiến dịch ra mắt thương hiệu không kết thúc sau Ngày đầu triển khai. Bằng cách xây dựng lịch ra mắt, bạn có thể tổ chức và hình dung rõ hơn lộ trình tiếp thị của mình. Lộ trình thời gian của bạn nên bao gồm hoạt động khởi động ra mắt thương hiệu, các thông điệp và tài sản về thành phần quảng cáo định áp dụng trong thời gian triển khai chiến dịch, các kênh kỹ thuật số bạn đang sử dụng để giúp quảng bá thông điệp, đích đến bạn muốn người tiêu dùng truy cập, hoạt động kích hoạt chiến dịch trả phí và ngày kết thúc quá trình khởi động chiến dịch.
  5. Tạo các tài sản thương hiệu đáng nhớ. Bạn có thể có bộ nhận diện thương hiệu tuyệt vời và sở hữu sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn, tuy nhiên, nếu không có tài sản thành phần quảng cáo, bạn sẽ không thể tương tác với các đối tượng khách hàng một cách hiệu quả. Tài sản thành phần quảng cáo bao gồm ảnh và video giúp kể câu chuyện thương hiệu và truyền đạt rõ ràng sản phẩm và thông điệp giá trị của sản phẩm. Các thương hiệu sử dụng tài sản video một cách hiệu quả trong quá trình triển khai chiến dịch có thể gia tăng mức độ tương tác của người mua hàng. Trên thực tế, một nghiên cứu của Wyzowl năm 2022 cho thấy 73% người mua hàng thích xem video ngắn để tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ. 1 Và một nghiên cứu của Ascend2 và Brightcove cho thấy 85% người tiêu dùng coi video là thành phần cần thiết khi mua sắm trực tuyến. 2 Khoảng 48% số người được hỏi cho biết video làm tăng sự tin tưởng của họ khi mua hàng.3
  6. Xây dựng cảm giác hào hứng. Ngay từ trước khi ra mắt thương hiệu, bạn có cơ hội xây dựng cảm giác hào hứng với sự trợ giúp của người có ảnh hưởng, các chiến dịch trả phí và các quan hệ đối tác chiến lược. Việc để truyền thông hoặc những người có ảnh hưởng nói về thương hiệu của bạn ngay trước hoặc sau khi doanh nghiệp ra mắt có thể giúp thương hiệu của bạn tăng cường tương tác và kết nối với khách hàng mới. Bạn cũng có thể tạo cảm giác hào hứng bằng cách sử dụng các sản phẩm quảng cáo như Sponsored Display, sản phẩm này có thể giúp gia tăng nhận thức ở mọi nơi khách hàng dành thời gian. Một ví dụ khác là sử dụng các giải pháp như Amazon Live, một giải pháp giúp thương hiệu của bạn có thể làm việc với nhà sáng tạo nội dung và người có ảnh hưởng để quảng báo sản phẩm và dịch vụ của bạn trong quá trình ra mắt thương hiệu.
  7. Thiết lập các chiến dịch quảng cáo. Việc tạo các chiến dịch có thể đo lường có thể giúp bạn theo dõi hiệu quả của chiến dịch tiếp thị. Bằng cách thiết lập các chiến dịch quảng cáo với các công cụ quảng cáo bạn sẽ sử dụng trong quá trình ra mắt thương hiệu, bạn có thể đảm bảo rằng bạn tiếp cận được nhóm đối tượng rộng hơn. Ví dụ: bạn có thể ra mắt thương hiệu trên một kênh kỹ thuật số, trong thời gian triển khai, bạn có thể chạy một số quảng cáo được tài trợ hoặc quảng cáo hiển thị để tăng cường hơn nữa nhận thức thương hiệu.

Cách ra mắt thương hiệu: 4 bước đơn giản

Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, hoàn thiện tài sản quảng cáo và phát triển thông điệp chiến dịch, bạn đã sẵn sàng ra mắt thương hiệu của mình.

  1. Xác định bạn muốn đưa đối tượng khách hàng đến đâu. Ngay cả trước khi ra mắt thương hiệu, bạn nên biết chính xác bạn muốn khách hàng của mình đi đến đâu. Có phải bạn muốn khuyến khích khách hàng ghé thăm trang web, cửa hàng trực tuyến, kênh truyền thông xã hội của bạn? Việc tạo đích đến và lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng có thể giúp bạn không chỉ nêu rõ hành động bạn muốn khách hàng thực hiện khi nhìn thấy quảng cáo của bạn, mà còn giúp bạn đo lường tốt hơn thông tin chi tiết sau khi ra mắt để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Việc tạo Amazon Storefront của riêng thương hiệu của bạn bằng cách sử dụng Gian hàng có thể giúp thương hiệu có một vị trí tập trung, nơi khách hàng mới có thể ghé thăm, tìm hiểu về câu chuyện thương hiệu và mua sản phẩm của bạn.
  2. Chọn ngày chính thức ra mắt thương hiệu. Dù bạn định chạy thử hay ra mắt rộng rãi, bạn cần chọn một ngày để chính thức ra mắt thương hiệu của mình, và bạn cần biết sẽ sử dụng kênh truyền thông nào để đưa thông tin về việc ra mắt thương hiệu.
  3. Thực hiện chiến lược tiếp thị. Sau ngày ra mắt chính thức, thương hiệu của bạn có thể chạy chiến dịch trong vài tuần để tạo tiếng vang và sự phấn khích về thương hiệu. Trong thời gian này, bạn có thể quyết định chi ngân sách quảng cáo để thúc đẩy việc tiếp thị và tiếp cận đối tượng khách hàng có liên quan tốt hơn. Amazon DSP là một cách mà thương hiệu của bạn có thể tiếp cận các khách hàng có liên quan ở mọi nơi họ dành thời gian để nâng cao nhận thức thương hiệu. Trong quá trình chạy chiến dịch, hãy sử dụng thời gian này như một cơ hội để phân tích thông tin chi tiết xem kênh truyền thông nào có hiệu quả nhất trong việc đưa đối tượng khách hàng đến trang web hoặc trang sản phẩm của bạn.
  4. Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Sau khi ra mắt thương hiệu, bạn cần theo dõi hiệu quả của chiến dịch bằng cách phân tích các chỉ số hiệu suất chính (KPI) trên các kênh kỹ thuật số mà bạn đã sử dụng. Nếu bạn nhận thấy chiến dịch trên một kênh cụ thể không đạt hiệu suất, bạn có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị, chẳng hạn như sử dụng các tài sản về thành phần quảng cáo khác nhau để đẩy mạnh sự tương tác, hoặc nếu bạn đang chạy chiến dịch trả phí, hãy điều chỉnh chiến thuật. Việc tối ưu hóa chiến dịch bằng cách thay đổi chiến lược tiếp thị có thể giúp bạn tiếp cận phân khúc đối tượng khách hàng rộng hơn mà ban đầu bạn có thể đã bỏ lỡ khi ra mắt thương hiệu lần đầu. Amazon Cloud Marketing có thể giúp thương hiệu của bạn đo lường các số liệu phân tích chính từ hoạt động tiếp thị trên Amazon một cách bảo mật và hiệu quả. Và Amazon Marketing Stream có thể giúp bạn nhận được chỉ số chiến dịch Amazon Ads hàng giờ gần thời gian thực.

Những lỗi thường gặp khi ra mắt thương hiệu: Đâu là những thách thức khi ra mắt thương hiệu mới?

Việc ra mắt thương hiệu mới mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng để ra mắt thành công, bạn cần cố gắng tránh mọi sự nhầm lẫn có thể dẫn đến các trục trặc hoặc thậm chí thất bại khi ra mắt. Theo giáo sư Clayton Christensen của Trường Kinh doanh Harvard, khoảng 30.000 sản phẩm mới được ra mắt mỗi năm và 95% trong số đó thất bại. 4 Dưới đây là một số mẹo hữu ích:

  1. Tránh các thông điệp khó hiểu. Thông điệp thương hiệu, đề xuất giá trị và lĩnh vực chuyên môn của bạn phải rõ ràng. Bạn đang cung cấp sản phẩm gì cho khách hàng của bạn? Tại sao họ nên quan tâm? Họ có thể thu được gì khi tương tác với thương hiệu của bạn? Câu trả lời cho những câu hỏi này phải rõ ràng với đối tượng khách hàng khi họ tương tác với nội dung tiếp thị của bạn.
  2. Hãy gợi mở khám phá và dễ nhớ. Yếu tố dễ nhớ có vẻ rất đơn giản, ví dụ: một cái tên hay hay thương hiệu dễ nhận diện, nhưng quan trọng là thương hiệu của bạn phải nổi bật với đối tượng khách hàng. Chọn tên thương hiệu dễ đọc. Tạo tagline hấp dẫn hoặc logo đặc biệt giúp các đối tượng khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng. Các thương hiệu có hình thức và thông điệp quá mơ hồ hoặc chung chung sẽ chìm nghỉm giữa vô vàn thông điệp trên môi trường kỹ thuật số mà khách hàng tiếp xúc hàng ngày.
  3. Cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà nhất có thể. Giao diện cẩu thả, đường dẫn bị hỏng và các trang web khó hiểu đều có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng kém, điều này có thể khiến khách hàng mới mất hứng. Hãy đảm bảo trang web và các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn dễ tìm, dễ truy cập và dễ mua với khách hàng.

Đẩy mạnh việc ra mắt thương hiệu của bạn với Amazon Ads

Tạo dựng thương hiệu mới là một thành tựu to lớn và có rất nhiều công cụ và sản phẩm có thể giúp bạn ra mắt với khách hàng thành công nhất có thể. Các sản phẩm quảng cáo nhưSponsored DisplayAmazon DSP có thể giúp thương hiệu của bạn tiếp cận khách hàng có liên quan ở mọi nơi họ dành thời gian để bạn có thể xây dựng nhận thức và mức độ cân nhắc về thương hiệu. Amazon Ads có thể giúp bạn tiếp cận người tiêu dùng quan tâm một cách minh bạch và có thể đo lường được. Bằng cách xây dựng kế hoạch ra mắt toàn diện, xây dựng chiến lược tiếp thị và đầu tư vào các chiến dịch của bạn, không gì có thể ngăn cản bạn ra mắt thương hiệu mới của mình.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.

1 “Số liệu thống kê về tiếp thị video 2023”, Wyzowl, Hoa Kỳ, 2022
2-3 Ascend2 và Brightcove, Hoa Kỳ, 2022
4 “Những sai lầm phổ biến có thể khiến một sản phẩm thất bại”, Business.com, Hoa Kỳ, Tháng 3 2023