Hướng dẫn
Mô hình 4 P trong tiếp thị
Định nghĩa và hướng dẫn về tiếp thị hỗn hợp
Được gọi là tiếp thị hỗn hợp, 4 P trong tiếp thị bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng bá. Mô hình 4 P trong tiếp thị hỗn hợp rất quan trọng vì chúng hỗ trợ thiết lập khuôn khổ cho chiến lược tiếp thị của bạn.
Bắt đầu sử dụng Amazon Ads để hiển thị các sản phẩm của bạn và tạo chiến dịch.
Hỗ trợ khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn bằng cách nhanh chóng tạo quảng cáo xuất hiện trong các kết quả mua sắm và trang sản phẩm liên quan.
Tận dụng các thông tin chi tiết và tín hiệu để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng cũng như thúc đẩy doanh số cho thương hiệu của bạn.
Nếu bạn có kinh nghiệm hạn chế, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được Amazon Ads quản lý. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.
Đối với bất kỳ ai mới bắt đầu tìm hiểu (hay muốn làm mới định nghĩa) về tiếp thị kỹ thuật số, mô hình “tiếp thị hỗn hợp” là một trong những khái niệm cốt lõi cần hiểu rõ. Tiếp thị hỗn hợp thường được định nghĩa bằng mô hình 4 P trong tiếp thị (product - sản phẩm, price - giá cả, place - phân phối và promotion - quảng bá) hoặc được mở rộng ra thành 7 P (bổ sung các yếu tố people - con người, process - quy trình và physical evidence - bằng chứng thực). Chiến lược tiếp thị này được các doanh nghiệp vận dụng làm danh sách kiểm tra hoặc tập hợp các biến số và yếu tố mà các nhà tiếp thị cần cân nhắc để hỗ trợ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện hiệu quả tiếp thị. v.v.
Tiếp thị hỗn hợp là gì?
Tiếp thị hỗn hợp là tập hợp các yếu tố hoặc thành tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cho khách hàng về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Năm 1948, giáo sư bộ môn tiếp thị của Đại học Harvard - James Culliton lần đầu tiên giới thiệu cho các giám đốc điều hành của doanh nghiệp về khái niệm này dưới dạng một hỗn hợp các thành phần quảng cáo. Trong suốt các thập kỷ sau đó, đồng nghiệp của Culliton - Neil Borden đã tiếp tục điều chỉnh định nghĩa này và phát triển ý tưởng “tiếp thị hỗn hợp” thành các “động lực chi phối sự kết hợp của các yếu tố tiếp thị”. Bằng cách sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp này, các doanh nghiệp có thể xác định các mục tiêu tiếp thị của mình và ra các quyết định chiến lược nhằm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng với thông điệp phù hợp.
Mô hình 4 P trong tiếp thị là gì?
Trong cuốn sách xuất bản năm 1960 có tiêu đề Tiếp thị căn bản: Phương thức quản lý, E. Jerome McCarthy đã tiếp tục tinh chỉnh khái niệm “tiếp thị hỗn hợp” thành mô hình 4P trong tiếp thị như sau: “tiếp thị hỗn hợp được phát triển tiếp từ 4 thành phần có tên là product - sản phẩm, place - phân phối (tức là các kênh và tổ chức), promotion - khuyến mãi và price - giá cả”.
Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về mô hình 4 P trong tiếp thị:
1. Sản phẩm
Trong mô hình 4 P của tiếp thị, yếu tố này được định nghĩa là hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp tập trung vào các quyết định để tìm ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhằm tiếp cận đối tượng khách hàng liên quan. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp có thể tính đến giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, các khách hàng cần sản phẩm hoặc dịch vụ đó và hành trình của khách hàng. Tìm hiểu thêm về tiếp thị sản phẩm.
2. Giá cả
Sau khi có hiểu biết chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang cung cấp, các doanh nghiệp phải quyết định mức giá họ sẽ áp dụng. Dựa trên giá trị thực tế và giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nghiệp phải áp dụng mức giá phù hợp giúp tối đa hóa doanh số bán hàng và lợi nhuận. Các doanh nghiệp cần đánh giá kỳ vọng của khách hàng, mức giá của đối thủ cạnh tranh, mức giảm giá và doanh thu.
3. Phân phối
Danh mục này gồm các khía cạnh phân phối, thời gian và cách thức cung cấp và bán sản phẩm tới tay khách hàng. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp cần cân nhắc một số yếu tố, chẳng hạn như việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ qua kênh trực tuyến hay bán ở cửa hàng bên ngoài cũng như cách thức trưng bày sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc các yếu tố như phân bổ, hàng tồn kho, chuỗi cung ứng hay bất cứ yếu tố nào khác có thể liên quan đến việc cung cấp thông tin hoặc giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
4. Quảng bá
Mục đích của việc quảng bá sản phẩm là để các doanh nghiệp xác định cách cung cấp thông tin cho khách hàng về các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Quá trình này liên quan đến mọi yếu tố, từ quảng cáo, quan hệ công chúng, mạng xã hội, tối ưu hóa thanh khám phá, email, tiếp thị video, tiếp thị âm thanh và bất cứ phương thức nào khác mà qua đó doanh nghiệp nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Mô hình 7 P trong tiếp thị
Mô hình 7 P trong tiếp thị là gì?
Trong những năm gần đây hơn, một số học giả đã mở rộng mô hình tiếp thị hỗn hợp và giới thiệu mô hình 7 P trong tiếp thị. Khái niệm này bổ sung các yếu tố people - con người, process - quy trình và physical evidence - bằng chứng thực vào mô hình 4 P ban đầu. Mô hình 7 P này được phát triển nhằm trợ giúp các doanh nghiệp tạo dựng thành công mô hình tiếp thị hỗn hợp phục vụ hiệu quả hơn các chiến lược khác nhau cần thiết cho các sản phẩm và dịch vụ.
Con người
Trong mô hình mở rộng này, yếu tố con người đề cập đến mọi nhân viên thực hiện công việc tương tác với khách hàng.
Quy trình
Quy trình là cơ chế vận hành của doanh nghiệp – bao gồm giao vận, giao hàng, thanh toán, hiệu suất, vận hành, v.v.
Bằng chứng thực
Cuối cùng, bằng chứng thực là chất lượng trải nghiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Yếu tố này liên quan đến hạ tầng mà doanh nghiệp cung cấp (chẳng hạn như nội thất, trang thiết bị, môi trường xung quanh) hoặc bất cứ điều gì có thể trấn an khách hàng rằng doanh nghiệp đang đem lại giá trị (chẳng hạn như các lượt đánh giá trực tuyến, lời chứng thực, các nghiên cứu điển hình, v.v.).
Sử dụng mô hình 4 P trong tiếp thị cho một chiến lược tiếp thị
Chiến lược tiếp thị của thương hiệu là kế hoạch tiếp cận người tiêu dùng trong dài hạn. Một chiến lược tiếp thị thành công bao gồm các sản phẩm và mức giá được cung cấp, cũng như tiếp thị thương hiệu và khuyến mãi sản phẩm. Chiến lược tiếp thị của thương hiệu cần bao trùm mọi khía cạnh, từ quảng cáo và nâng cao nhận thức thương hiệu, toàn bộ cách thức mua hàng và biến khách hàng thành lượng khách truy cập nhiều lần.
Chiến lược tiếp thị chính là nguồn tài nguyên vô giá khi chúng ta tương tác với khách hàng mới và cũng có thể được điều chỉnh thành một bản trình bày ngắn gọn hoặc một bài thuyết trình giới thiệu thương hiệu tới các khách hàng doanh nghiệp bên ngoài. Mô hình 4 P trong tiếp thị đóng vai trò như một khuôn khổ giúp các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược tiếp thị vững chắc. Bằng cách xác định sản phẩm, mức giá, phân phối và quảng bá, các doanh nghiệp có thể hình dung sơ lược quá trình ra mắt một sản phẩm hoặc dịch vụ mới và đảm bảo đã xem xét các yếu tố thiết yếu của tiếp thị hỗn hợp.