Xây dựng nền tảng cho thương hiệu trên Amazon

Tìm hiểu cách đăng ký thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và tạo trải nghiệm mua sắm với thương hiệu miễn phí.

Hình minh họa bảng phi tiêu và người đàn ông đang cầm các biểu tượng

Dưới đây là các chủ đề chúng tôi sẽ đề cập trong hướng dẫn này

Giới thiệu

Hãy nghĩ đến một người mua hàng lướt web để tìm một chiếc ba lô mới để đi học hoặc đi làm. Khi đang xem qua các lựa chọn, điều họ quan tâm là kiểu dáng, màu sắc và giá cả. Tuy nhiên, họ cũng quan tâm đến các yếu tố khác bên ngoài mô tả cơ bản của sản phẩm, bao gồm cả hoạt động kinh doanh đằng sau sản phẩm đó. Những người sáng lập có câu chuyện thú vị nào không? Công ty có chia sẻ rõ ràng về giá trị xã hội của họ không? Thương hiệu này có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội không? Và đối tượng thường mua túi xách của thương hiệu này là ai?

Khách hàng mong muốn khám phá và mua sản phẩm từ các thương hiệu đáp ứng nhu cầu, mong muốn và giá trị của họ. Họ muốn thấy lối sống và cá tính của mình được phản ánh thông qua các lựa chọn mua sắm của bản thân, từ các sản phẩm của một thương hiệu đến triết lý và thị hiếu của thương hiệu.

Sự kết nối về mặt cảm xúc đó chính là điều đưa một người mua hàng lần đầu trở thành khách hàng thân thiết, không chỉ mua sản phẩm tại thời điểm đó mà còn tích cực theo dõi thương hiệu này và giới thiệu cho những người khác.

Tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu của bạn

Để bắt đầu xây dựng niềm tin và mối liên kết với các khách hàng tiềm năng, bước đầu tiên là thiết lập bộ nhận diện thương hiệu nhất quán và thu hút. Đây sẽ là câu chuyện gắn liền với mỗi điểm tiếp xúc của bạn với khách hàng nhằm mang lại lượt hiển thị, bất kể khách hàng đang ở đâu trong hành trình mua sắm. Những trải nghiệm lồng ghép thương hiệu này có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng trong những khoảnh khắc mua sắm nhằm quảng bá sản phẩm và thúc đẩy khả năng khám phá thương hiệu.

Mục tiêu của bạn là tạo hình ảnh thương hiệu có liên quan và có tầm ảnh hưởng mà khách hàng sẽ nhận ra một cách nhanh chóng, cho dù là thông qua hình ảnh, tiêu đề, video hay quảng cáo.

Bắt đầu xây dựng nền tảng thương hiệu của bạn trên Amazon

Chúng tôi có các công cụ để tạo ra một chiến lược thương hiệu nhất quán và có thể mở rộng quy mô.

người đàn ông đang sử dụng máy tính xách tay
Chương 1
Biểu tượng trích dẫn

Trên Amazon, các sản phẩm đang được khám phá và các thương hiệu đang tạo ra những mối liên kết mới mỗi ngày. Theo một khảo sát của Tinuiti, 75% khách hàng sử dụng Amazon để khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới.1

Biểu tượng trích dẫn

1Tinuiti, “Khảo sát người mua hàng trên Amazon năm 2020”

Mục đích của việc tạo bộ nhận diện thương hiệu là tiếp cận và kết nối với những người mua hàng

Bằng cách tạo sự hiện diện có sức hút cho thương hiệu trên Amazon, bạn có thể tiếp cận khách hàng ở nơi họ đang mua sắm và tìm kiếm cảm hứng cho lần mua hàng tiếp theo.

Amazon có sẵn các công cụ bạn cần để tạo nền tảng cho thương hiệu - từ việc đăng ký và bảo vệ thương hiệu tới việc tối ưu hóa các trang sản phẩm, quảng cáo sản phẩm của bạn và tạo trải nghiệm mua sắm miễn phí với thương hiệu.

Việc tạo một chiến dịch thương hiệu gắn kết có thể giúp bạn thiết lập mối liên kết với khách hàng trên Amazon và giúp khách hàng hào hứng với việc mua hàng từ thương hiệu của bạn, bất kể khách hàng đang ở đâu trong hành trình mua sắm: lướt xem để tìm kiếm ý tưởng, cân nhắc một số thương hiệu và sản phẩm cụ thể hoặc đang mua hàng.

Kiểm soát trải nghiệm thương hiệu của bạn

Amazon Ads cung cấp một loạt các sản phẩm tự phục vụ miễn phí và trả phí mà bạn có thể sử dụng để tạo chiến lược thương hiệu có thể mở rộng quy mô. Bạn có thể kết hợp các giải pháp này để giúp người mua hàng tìm hiểu thêm về toàn bộ dòng sản phẩm của mình và kể câu chuyện của bạn theo đúng ý định một cách lôi cuốn.

Để giúp bạn bắt đầu, chúng tôi đã chuẩn bị một danh sách kiểm tra mà bạn có thể theo dõi nhằm kiểm soát trải nghiệm thương hiệu của mình trên Amazon và giúp doanh nghiệp của bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc chạy quảng cáo.

Trước tiên, chúng ta sẽ tập trung vào các nguyên tắc cơ bản liên quan đến thương hiệu: bảo vệ thương hiệu của bạn trên Amazon, tạo bộ nhận diện cho thương hiệu và tối ưu hóa các trang sản phẩm. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trải nghiệm mua sắm miễn phí với thương hiệu và các sản phẩm quảng cáo tự phục vụ được thiết kế để giúp bạn thúc đẩy việc khám phá và doanh số bán hàng. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng thảo luận về cách bạn có thể kết nối chiến lược quảng cáo của mình với mục tiêu kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu lâu dài.

Kết hợp cùng nhau, chiến lược này có thể giúp bạn tăng cường mức độ nhận thức, đẩy mạnh tương tác và thu hút thêm lưu lượng truy cập có liên quan đến các trang chi tiết sản phẩm của bạn.

quoteUpAmazon Ads đã trở thành một phần vô cùng quan trọng đối với một thương hiệu như chúng tôi. Chúng tôi có thể sử dụng tất cả các công cụ này theo ý mình để tiếp cận đối tượng có liên quan và cũng là một cách để trở nên nổi bật. Amazon đã trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình tăng trưởng của thương hiệu chúng tôi.quoteDown
– Ralph Newhouse, Giám đốc điều hành, Chefman

#1: Tham gia và đăng ký thương hiệu trên Amazon

Thực hiện các bước đầu tiên để bảo vệ và thiết lập thương hiệu.

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại
Chiến thuật #1

Đăng ký trong Amazon Brand Registry

Bạn hãy nhớ đăng ký trong Amazon Brand Registry để có thể sử dụng một bộ công cụ giúp bạn xây dựng và bảo vệ thương hiệu, qua đó mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

  • Bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn. Brand Registry giúp bạn bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình và tạo ra một trải nghiệm chính xác và đáng tin cậy cho các khách hàng trên Amazon. Các biện pháp bảo vệ tự động của chúng tôi sử dụng thông tin về thương hiệu của bạn để chủ động xóa nội dung bị nghi ngờ là vi phạm hoặc không chính xác.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng. Kiểm soát các trang sản phẩm sử dụng tên thương hiệu của bạn với Brand Registry để tăng khả năng khách hàng xem được các thông tin chính xác liên quan đến thương hiệu của bạn.
  • Tiếp cận các giải pháp quảng cáo: Việc đăng ký trong Brand Registry cho phép bạn truy cập vào các giải pháp tự phục vụ của chúng tôi như Gian hàngSponsored Products có thể giúp bạn tiếp cận với nhiều người mua hàng hơn và xây dựng nhận thức thương hiệu cũng như tài sản thương hiệu.

Để có đủ điều kiện đăng ký Amazon Brand Registry, bạn phải có một nhãn hiệu đã đăng ký tại mỗi quốc gia nơi bạn muốn đăng ký hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu đang chờ xử lý mà bạn gửi thông qua Amazon IP Accelerator. Nhãn hiệu cho thương hiệu của bạn phải ở dạng nhãn hiệu dựa trên văn bản (word mark) hoặc nhãn hiệu dựa trên hình ảnh cùng các từ ngữ, chữ cái hoặc số (design mark).

quoteUpĐầu tiên, hãy đầu tư vào thương hiệu của bạn bằng cách đăng ký nhãn hiệu và đăng ký trong Amazon Brand Registry. Sẵn sàng chi tiền cho logo thương hiệu, bao bì sản phẩm và ảnh để đưa vào các trang chi tiết sản phẩm nhằm làm cho trang thông tin càng chuyên nghiệp càng tốt.quoteDown
– Travis Marziani, Nhà sáng lập, Better Nut Butter

Đăng ký Brand Registry

Đơn đăng ký Brand Registry phải được nộp bởi chủ sở hữu nhãn hiệu. Đăng nhập vào Seller Central hoặc Vendor Central bằng thông tin đăng nhập của bạn để cung cấp:

  • Tên thương hiệu có nhãn hiệu đã đăng ký và vẫn còn hiệu lực. Nhãn hiệu đã đăng ký và vẫn còn hiệu lực cho thương hiệu của bạn phải xuất hiện trên sản phẩm hoặc bao bì.
  • Số đăng ký nhãn hiệu do Văn phòng Sở hữu trí tuệ cung cấp. Xin lưu ý rằng chúng tôi không chấp nhận mã số trong đơn đăng ký.
  • Danh sách các danh mục sản phẩm (chẳng hạn như danh mục sản phẩm may mặc, các mặt hàng thể thao hoặc thiết bị điện tử) mà thương hiệu của bạn cần được đưa vào.
  • Danh sách các quốc gia nơi sản phẩm mang thương hiệu của bạn được sản xuất và phân phối.

Sau khi bạn gửi thông tin này, Amazon sẽ xác minh rằng bạn là chủ sở hữu nhãn hiệu và sẽ gửi cho bạn mã xác minh. Bạn sẽ cần gửi mã này trở lại Amazon để hoàn tất quá trình đăng ký. Sau khi đã xác minh, bạn sẽ có toàn quyền truy cập vào Amazon Brand Registry.

người đàn ông đang sử dụng máy tính xách tay

Đăng ký để quảng cáo

Nếu bạn vẫn chưa quảng cáo, hãy nhấp vào “Đăng ký” và chọn lựa chọn phù hợp với bạn.

Bạn sẽ cần thêm thông tin thanh toán trước khi có thể bắt đầu sử dụng trải nghiệm mua sắm thương hiệu miễn phí của chúng tôi hoặc tạo chiến dịch quảng cáo tự phục vụ đầu tiên. Vì các quảng cáo này được tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột, hãy nhớ rằng bạn sẽ chỉ bị tính phí khi bạn khởi động chiến dịch và người mua hàng nhấp vào quảng cáo của bạn.

người phụ nữ đang sử dụng máy tính xách tay

#2: Tạo các thành phần cơ bản cho bộ nhận diện thương hiệu

Thiết lập tầm nhìn thương hiệu, tuyên bố sứ mệnh và tài sản hình ảnh.

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại
Chiến thuật #2

Viết một bản tuyên bố tầm nhìn thương hiệu và sứ mệnh

Bước tiếp theo để xác định bộ nhận diện thương hiệu của bạn là xây dựng tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh mạnh mẽ:

  • Tầm nhìn thương hiệu của bạn cần làm nổi bật những ý tưởng và nguồn cảm hứng cho sự ra đời thương hiệu của bạn. Một tầm nhìn mạnh mẽ sẽ nhấn mạnh các điểm chính tạo nên sự khác biệt của thương hiệu của bạn so với các thương hiệu khác và giúp xây dựng mối gắn kết về mặt cảm xúc và mối gắn kết cá nhân với khách hàng. Tầm nhìn này sẽ phản ánh chiến lược kinh doanh cũng như đóng vai trò là động lực cho bạn và nhân viên của bạn trong quá trình đưa thương hiệu của mình tiến về phía trước.
  • Tuyên bố sứ mệnh khác với tầm nhìn thương hiệu ở chỗ tuyên bố sứ mệnh phải xác định mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn, cũng như cách tiếp cận và hành động bạn sẽ thực hiện để theo đuổi các mục tiêu đó. Tuyên bố này phải đặt trọng tâm vào khách hàng để các đối tượng khách hàng hiểu rõ tuyên bố này phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ ra sao cũng như cách thương hiệu của bạn có thể phục vụ họ tốt nhất.
người phụ nữ đang mỉm cười

Khám phá các thông tin chi tiết đằng sau hoạt động kinh doanh của bạn

Quá trình xác định tầm nhìn và sứ mệnh của bạn sẽ đòi hỏi một chút tự suy ngẫm. Để bắt đầu, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau về thương hiệu để tìm ra các giá trị cốt lõi của mình:

  1. Chúng ta muốn ủng hộ điều gì?
  2. Sản phẩm của chúng ta là những gì?
  3. Chúng ta là ai và khách hàng của chúng ta là ai?
  4. Điều gì tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của chúng ta?
  5. Điều gì thúc đẩy chúng ta bán sản phẩm của mình?

Ví dụ: Một thương hiệu cung cấp các loại dụng cụ nấu ăn hư cấu có tên GreenPot sản xuất các mặt hàng nhà bếp thông thường như nồi chảo và khay nướng từ các vật liệu bền bỉ theo thời gian và thân thiện với môi trường trong nỗ lực giảm thiểu việc thải bỏ và lãng phí các món đồ thiết yếu trong nhà bếp. Đam mê của thương hiệu này là tạo ra các cộng đồng liên quan đến chủ đề thực phẩm bằng cách kết nối mọi người thông qua tình yêu dành cho môi trường.

Dưới đây là tầm nhìn thương hiệu và tuyên bố sứ mệnh của GreenPot:

  • Tầm nhìn: Chúng tôi tạo ra các cộng đồng liên quan đến chủ đề thực phẩm bằng cách kết nối người tiêu dùng thông qua tình yêu đối với môi trường và truyền cảm hứng cho các đầu bếp gia đình.
  • Sứ mệnh: Chúng tôi tạo ra những vật dụng thiết yếu dùng trong nhà bếp thân thiện với môi trường, bền bỉ theo thời gian mà bạn sẽ muốn lưu giữ mãi mãi.

Xây dựng tài sản nhận diện thương hiệu và hướng dẫn kiểu trình bày trực quan

Sau khi ghi lại câu chuyện thương hiệu của mình thông qua tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh, bạn có thể sử dụng các yếu tố này để thiết lập hướng dẫn kiểu trình bày trực quan.

Hướng dẫn kiểu trình bày trực quan là tài liệu tham khảo phác thảo tất cả các yếu tố trực quan liên quan đến thương hiệu của bạn và đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt các tài liệu tiếp thị dạng in ấn hoặc quảng cáo mà bạn tạo ra. Sự nhất quán này sẽ giúp tạo ra một hình ảnh dễ nhận biết cho doanh nghiệp của bạn mà khách hàng sẽ có thể phân biệt với các thương hiệu khác.

Hướng dẫn kiểu trình bày trực quan sẽ giúp bạn xử lý nội dung thương hiệu thông qua các yếu tố:

  • Phông chữ: Việc lựa chọn phông chữ có thể ảnh hưởng đến cách thương hiệu của bạn được nhận thức bởi khách hàng. Hãy xem xét các giá trị và sứ mệnh công ty của bạn khi xác định các phông chữ truyền tải hiệu quả nhất thông điệp đó cho thương hiệu, liệu bạn muốn thúc đẩy cảm giác tin tưởng và an toàn hay sự vui vẻ và hứng thú.
  • Màu sắc: Màu sắc bạn chọn để đại diện thương hiệu của mình có thể truyền đạt ý nghĩa và tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khi chọn màu sắc cho thương hiệu, bạn hãy bắt đầu với chỉ ba hoặc bốn màu dựa trên những gì bạn muốn khách hàng cảm nhận khi họ nhìn thấy thương hiệu của bạn hoặc ấn tượng bạn muốn tạo ra.
  • Hình ảnh, video và biểu tượng: Các nội dung trực quan này có thể phản ánh thương hiệu của bạn ở tất cả các điểm tiếp xúc với người mua hàng trên nền tảng trực tuyến và có thể giúp thúc đẩy sự tương tác với thương hiệu cũng như doanh số bán sản phẩm của bạn. Một lần nữa, hãy xem xét các yếu tố cảm xúc và cảm nhận bạn muốn thôi thúc ở khách hàng khi tạo các nội dung này.

Nội dung trực quan cốt lõi

Tạo nội dung trực quan chất lượng cao sẽ là một khoản đầu tư có giá trị khi bạn hướng đến việc xây dựng sự hiện diện cho thương hiệu của mình trên Amazon. Bạn có thể sử dụng các nội dung này trên các trang chi tiết sản phẩm, trải nghiệm mua sắm thương hiệu và chiến dịch quảng cáo. Việc đảm bảo các hình ảnh và video này độc đáo, hấp dẫn, đại diện một cách chân thực cho thương hiệu sẽ giúp bạn tạo được sự hiện diện dễ nhớ, dễ nhận biết trên Amazon và nhiều kênh khác.

Các nội dung kỹ thuật số này có thể bao gồm:

  • Logo thương hiệu
  • Hình ảnh và video có độ phân giải cao của các sản phẩm chính trên nền trắng hoặc trong bối cảnh đơn giản
  • Ảnh chụp đời thực về sản phẩm của bạn trong quá trình sử dụng
  • Hình ảnh và biểu tượng bổ sung đại diện cho thương hiệu của bạn
người phụ nữ đang sử dụng máy tính xách tay

#3: Tối ưu hóa các trang sản phẩm nhằm cải thiện độ tương tác

Giúp người mua hàng khám phá cách các sản phẩm của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

người đàn ông đang mỉm cười và sử dụng máy tính bảng
Chiến thuật #3

Cải thiện trang chi tiết sản phẩm

Chất lượng của các trang chi tiết sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự thành công của bạn trong vai trò là một thương hiệu trên Amazon. Trang chi tiết sản phẩm mạnh mẽ trên Amazon là cơ hội quan trọng để chứng minh cho khách hàng tại sao sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của họ. Trang chi tiết sản phẩm này có thể thu hút và truyền tải thông tin tới người mua hàng, đồng thời giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.

Khi bạn tạo được trang chi tiết sản phẩm hiệu quả, nó có thể thúc đẩy người mua hàng cân nhắc và mua sản phẩm của bạn.

Biểu tượng trích dẫn

Khi tạo một trang thông tin sản phẩm, bạn đang tạo ra một câu chuyện thương hiệu, một câu chuyện về sản phẩm. Bởi trên Amazon, mọi người mua sắm thông qua mắt nhìn trước tiên. [Họ] nhìn vào hình ảnh, nhìn vào tiêu đề và xem liệu đây có phải những gì [họ] muốn cân nhắc mua hay không. Trên trang chi tiết, đây là thời gian để [người bán] giải thích lý do vì sao khách hàng nên mua sản phẩm của họ. Truyền tải tới khách hàng một câu chuyện thú vị

Biểu tượng trích dẫn

– David, nhà quảng cáo tại Hoa Kỳ

Để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất trên trang chi tiết sản phẩm của bạn, hãy làm theo các bước sau:

  1. Duy trì mức giá hợp lý cho các sản phẩm của bạn. Một yếu tố then chốt trong việc hiển thị ưu đãi nổi bật chính là giá cả. Đối với nhiều người mua, giá cả đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. Vì quảng cáo của bạn có thể bao gồm giá của mặt hàng, người mua hàng có thể có nhiều động lực để nhấp vào quảng cáo của bạn hơn và cuối cùng thực hiện mua hàng nếu sản phẩm của bạn có giá tốt.
  2. Luôn duy trì đủ hàng trong kho. Sản phẩm của bạn phải còn hàng để trở thành ưu đãi nổi bật và đủ điều kiện chạy quảng cáo. Duy trì đủ hàng tồn kho giúp bạn đem đến cho khách hàng trải nghiệm tích cực và tránh làm mất doanh số bán hàng, vì vậy, hãy luôn đảm bảo duy trì mức tồn kho hợp lý và đảm bảo đủ lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu.
  3. Theo dõi xếp hạng và đánh giá của khách hàng. Các xếp hạng sao và đánh giá của khách hàng có thể có giá trị đối với khách hàng vì chúng giúp xây dựng sự tín nhiệm và lòng tin với các sản phẩm thương hiệu của bạn. Các yếu tố này cũng có thể khiến cho khách hàng tự tin rằng một sản phẩm sẽ phù hợp với nhu cầu của họ dựa trên phản hồi từ những người mua hàng khác trên Amazon. Hãy đặt mục tiêu để các sản phẩm được quảng cáo của bạn có xếp hạng từ 3,5 sao trở lên và có ít nhất 5 đánh giá của khách hàng.
  4. Hiển thị huy hiệu Prime. Các sản phẩm quảng cáo cung cấp dịch vụ Vận chuyển Prime có thể giúp thu hút nhiều người mua hàng hơn vì dịch vụ cho biết họ có thể nhận được sản phẩm nhanh chóng mà không phải trả thêm phí vận chuyển. Bạn có thể nhận huy hiệu Prime bằng cách đăng ký các sản phẩm đủ điều kiện của mình trong phần Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon.
  5. Tạo tiêu đề sản phẩm rõ ràng. Một tiêu đề có nhiều thông tin, dễ đọc sẽ cho phép người mua hàng nhanh chóng biết được những thông tin quan trọng về sản phẩm của bạn. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt tiêu đề dài khoảng 60 ký tự.
  6. Sử dụng từ bốn hình ảnh chất lượng cao và có thể thu phóng trở lên. Thêm hình ảnh chuyên nghiệp, độ phân giải cao để hiển thị sản phẩm của bạn từ các góc độ khác nhau, làm nổi bật các chi tiết quan trọng và lồng ghép các ví dụ thực tế. Đảm bảo hình ảnh của bạn phải có chiều cao hoặc chiều rộng tối thiểu 1.000 pixel để bật chức năng thu phóng trên Amazon, giúp người mua hàng nhìn rõ sản phẩm của bạn hơn.
  7. Bao gồm ít nhất 3 gạch đầu dòng. Ba gạch đầu dòng có thể cung cấp cho người mua hàng thông tin tổng quan rõ ràng về các tính năng chính của sản phẩm như công dụng, kích thước, một số lưu ý khi sử dụng, độ tuổi, mức độ kỹ năng và quốc gia xuất xứ.
  8. Cung cấp mô tả sản phẩm chi tiết. Ngoài những tính năng đơn giản đã được liệt kê theo các gạch đầu dòng, bạn có thể mô tả thêm về sản phẩm. Cố gắng tạo ra một câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn ghi lại lợi ích, công dụng và đề xuất giá trị của sản phẩm. Sử dụng không gian này để mô tả những điểm vượt trội của sản phẩm và lý do khách hàng nên cân nhắc mua sản phẩm của bạn.
  9. Sử dụng các Cụm từ tìm kiếm có liên quan. Để giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn trên Amazon, điều quan trọng là phải thêm các từ khách hàng có thể sử dụng khi tìm kiếm những gì họ muốn mua. Cụm từ tìm kiếm cần tập trung vào các yếu tố phù hợp nhất với sản phẩm của bạn, vì vậy hãy sử dụng các từ chung giúp nâng cao khả năng khám phá sản phẩm, chẳng hạn như các tính năng chính, chất liệu, kích thước, cách sử dụng.
  10. Sử dụng các nội dung A+. Nội dung A+ có thể giúp bạn mô tả các tính năng sản phẩm của mình bằng hình ảnh nâng cao, văn bản, biểu đồ so sánh sản phẩm và câu chuyện để giúp tăng độ tương tác trên các trang chi tiết sản phẩm của bạn và thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi hơn.

#4: Bắt đầu thúc đẩy doanh số thông qua quảng cáo tự phục vụ.

Tìm hiểu các thông tin cơ bản để bắt đầu với Sponsored Products.

người đàn ông đang sử dụng máy tính xách tay
Chiến thuật #4

Xác định đúng sản phẩm nên quảng cáo cho thương hiệu của bạn

Điều quan trọng là chọn những sản phẩm phù hợp nhất để quảng cáo. Chọn các sản phẩm có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, nhóm các sản phẩm tương tự lại với nhau và đảm bảo sản phẩm của bạn có đủ lượng hàng trong kho và giành được Ưu đãi nổi bật để có thể hiển thị quảng cáo của bạn.

Ưu đãi nổi bật là một phần trên trang chi tiết sản phẩm nơi khách hàng có thể thêm các mặt hàng vào giỏ hàng của mình hoặc chọn mua ngay. Khi nhiều người bán cùng cung cấp một sản phẩm, Amazon sẽ kết hợp các ưu đãi trong một trang chi tiết sản phẩm để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Chọn sản phẩm thường xuyên hiển thị Ưu đãi nổi bật có thể giúp tối đa hóa khả năng hiển thị cho thương hiệu của bạn, đồng thời thúc đẩy doanh số sản phẩm.

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại

Giành Ưu đãi nổi bật

Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn giành được Ưu đãi nổi bật với tỷ lệ cao nhất – lý tưởng là 90% hoặc cao hơn. Nếu là người bán, bạn có thể kiểm tra tỷ lệ giành Ưu đãi nổi bật của mình dưới tab “Báo cáo” trong Seller Central. Nhấp vào “Báo cáo kinh doanh”, trong phần “Theo ASIN”, nhấp vào “Trang chi tiết về doanh số và lưu lượng truy cập theo mục hàng con”. Tại đây, bạn có thể sắp xếp theo “Tỷ lệ Ưu đãi nổi bật” để tìm các sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất của bạn.

Tốt nhất là bạn nên tìm kiếm một tỷ lệ phần trăm Ưu đãi nổi bật cao kết hợp với tỷ lệ chuyển đến trang chi tiết sản phẩm cao. Đây là những sản phẩm được xem nhiều nhất của bạn.

Xin lưu ý rằng sản phẩm của bạn phải còn hàng và có mức giá cạnh tranh để trở thành sản phẩm có Ưu đãi nổi bật, vì vậy bạn nên xem xét mức giá và tình trạng sẵn có của sản phẩm khi quyết định các mặt hàng định chạy quảng cáo. Nếu sản phẩm của bạn không giành được Ưu đãi nổi bật hoặc hết hàng, quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị.

Để giúp sản phẩm của bạn trở thành Ưu đãi nổi bật:

  • Duy trì mức giá hợp lý
  • Xem lại lượng hàng tồn kho
  • Cung cấp nhiều tùy chọn vận chuyển và miễn phí vận chuyển nếu có thể
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời nhằm tạo ra các xếp hạng và đánh giá tích cực

Tìm hiểu những nội dung cơ bản về quảng cáo

Trước khi thiết lập chiến dịch quảng cáo trả phí đầu tiên, bạn nên tìm hiểu những điều cơ bản về cách thức hoạt động của quảng cáo tự phục vụ trên Amazon và cách bạn có thể giúp quảng cáo của mình hiển thị tới khách hàng.

Quảng cáo Sponsored Products, Sponsored BrandsSponsored Display là các quảng cáo tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột – bạn chọn ngân sách và giá thầu sau đó trả tiền khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của mình.

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại

Đấu giá

Thông qua đấu giá, Amazon xác định quảng cáo sẽ hiển thị tới khách hàng dựa trên sự kết hợp giữa giá thầu của nhà quảng cáo và mức độ liên quan của quảng cáo đối với các truy vấn mua sắm.

Đấu thầu trên Amazon Ads là một phiên đấu giá theo giá thứ hai. Điều này có nghĩa là nhà quảng cáo đặt giá thầu có liên quan nhất sẽ thắng cuộc đấu giá và quảng cáo của các nhà quảng cáo này sẽ được hiển thị. Tuy nhiên, nhà quảng cáo sẽ trả tiền theo giá thầu cao thứ hai.

Ví dụ: Một người mua hàng đang tìm một máy quay video chuyên nghiệp 4K. Ba người bán có giá thầu sau đây:

  • Người bán 1 đặt giá thầu $0,75 cho từ khóa “4K video camera”
  • Người bán 2 đặt giá thầu $0,60 cho từ khóa “video camera”
  • Người bán 3 đặt giá thầu $0,45 cho từ khóa “camera”

Người bán 1 thắng phiên đấu giá này vì từ khóa của họ có mức độ liên quan cao và giá thầu của họ cũng cao, nhưng sẽ chỉ phải trả $0,61.

Giá thầu

Bạn có thể chọn giá thầu tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột trong quá trình tạo chiến dịch và thay đổi giá thầu bất cứ lúc nào. Chọn giá thầu dựa trên số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng trả khi người mua hàng nhấp vào quảng cáo của bạn.

Nếu bạn chưa quen với quảng cáo trên Amazon, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với giá thầu đề xuất. Giá thầu đề xuất của Amazon được tính dựa trên một nhóm các giá trúng thầu gần đây tương tự như giá thầu của bạn.

Nhìn chung, giá thầu của bạn càng cạnh tranh thì cơ hội để quảng cáo của bạn hiển thị càng cao. Số tiền chính xác bạn nên đặt giá thầu tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của chiến dịch, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đặt mức giá thầu tối đa mà bạn sẵn sàng trả.

Ngân sách

Bạn cũng có thể linh hoạt lựa chọn ngân sách hàng ngày trong quá trình tạo chiến dịch và thay đổi ngân sách bất cứ lúc nào.

Ngân sách hàng ngày là khoản tiền bạn sẵn sàng chi mỗi ngày trong một tháng. Ngân sách được chi tiêu nhanh hết mức có thể để bạn có thể hưởng lợi từ những khoảng thời gian có lưu lượng truy cập cao. Sau khi chiến dịch hết ngân sách cho một ngày, quảng cáo của bạn sẽ không đủ điều kiện chạy cho đến nửa đêm khi ngân sách hàng ngày được đặt lại. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt ngân sách hàng ngày đủ cao để quảng cáo của bạn luôn hiển thị cả ngày.

Với mức ngân sách trung bình hàng ngày, mức chi tiêu quảng cáo cho bất cứ ngày nào của bạn có thể vượt quá 25% so với ngân sách hàng ngày mà bạn thiết lập. Điều này sẽ giúp bạn hưởng lợi từ lưu lượng truy cập cao trong ngày hôm đó do bạn sẽ có cơ hội có thêm nhiều lượt hiển thị và lượt nhấp chuột. Để cân bằng, bạn có thể không tiêu hết ngân sách hàng ngày khi lưu lượng truy cập thấp hơn. Vào cuối tháng, mức chi tiêu trung bình hàng ngày cho tháng đó sẽ không vượt quá mức ngân sách hàng ngày của bạn.

Các nhà quảng cáo hết ngân sách* trong năm 2020 có thể đã tạo ra trung bình 18,7% doanh số bổ sung, nếu họ vẫn duy trì ngân sách.

*Các nhà quảng cáo được coi là hết ngân sách nếu trong năm 2020, chiến dịch Sponsored Products của họ hết ngân sách ít nhất 50% thời gian. Dữ liệu nội bộ Amazon, Toàn cầu, 2020

Hiểu rõ các lựa chọn nhắm mục tiêu

Trong quảng cáo, nhắm mục tiêu là cách bạn xác định các đối tượng khách hàng bạn muốn tiếp cận và thu hút thông qua thông điệp của mình.

  • Nhắm mục tiêu tự động là cách dễ nhất và nhanh nhất để bắt đầu với chiến dịch Sponsored Products. Chúng tôi sẽ đối sánh quảng cáo của bạn với các từ khóa và sản phẩm, giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết quan trọng.
  • Bạn có thể sử dụng hình thức nhắm mục tiêu theo từ khóa, đối với các chiến dịch Sponsored Products và Sponsored Brands, khi bạn biết khách hàng đang sử dụng cụm từ mua sắm nào để tìm kiếm sản phẩm của mình. Chúng tôi sẽ sử dụng từ khóa của bạn để đối sánh quảng cáo của bạn với các cụm từ mua sắm mà khách hàng đang sử dụng.
  • Nhắm mục tiêu theo sản phẩm giúp nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn đến các sản phẩm cụ thể hoặc toàn bộ những danh mục tương tự hoặc bổ sung cho các sản phẩm của bạn. Bạn có thể sử dụng tùy chọn nhắm mục tiêu theo sản phẩm cho các chiến dịch Sponsored Products, Sponsored Brands và Sponsored Display. Lựa chọn này cho phép bạn kiểm soát tốt hơn thời gian và vị trí mà quảng cáo của bạn xuất hiện trong kết quả mua sắm và trang chi tiết sản phẩm.
  • Tùy chọn nhắm mục tiêu phủ định ngăn không cho hiển thị quảng cáo của bạn trên các trang kết quả mua sắm hoặc trang chi tiết cụ thể không đáp ứng mục tiêu hiệu suất của bạn. Điều này có thể giúp tinh chỉnh các đối tượng và cải thiện lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) của bạn. Tìm hiểu thêm về hình thức nhắm mục tiêu phủ định.
  • Nhắm mục tiêu theo sở thích và tiếp thị lại với người xem quảng cáo là hai lựa chọn nhắm mục tiêu dành cho Sponsored Display.1 Với lựa chọn nhắm mục tiêu theo sở thích, bạn có thể thu hút các đối tượng khách hàng thể hiện mối quan tâm tới các danh mục liên quan đến sản phẩm được quảng cáo của bạn, còn với lựa chọn tiếp thị lại với người xem quảng cáo, bạn có thể tương tác lại với các đối tượng khách hàng từng xem trang chi tiết sản phẩm hoặc các trang tương tự như trang chi tiết sản phẩm của bạn nhưng không mua hàng.

1Tùy chọn nhắm mục tiêu theo sở thích chỉ dành cho các nhà cung cấp. Tính năng tiếp thị lại với người xem dành cho các nhà cung cấp và người bán tại Canada, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Bắt đầu với Sponsored Products

Nếu bạn chưa quen với quảng cáo hoặc đang nghĩ đến việc bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với Sponsored Products.

Những quảng cáo này cho phép bạn quảng cáo các trang thông tin riêng lẻ tới những người mua hàng khi họ duyệt xem và khám phá các mặt hàng cần mua trên Amazon. Rất dễ để tạo các chiến dịch – bạn có thể chạy quảng cáo đầu tiên chỉ trong vài phút và không cần có kinh nghiệm từ trước.

Dưới đây là các tính năng chính bạn cần nắm được:

  • Bạn chỉ phải thanh toán khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn.
  • Bạn chọn số tiền mình có thể chi.
  • Bạn nhắm mục tiêu quảng cáo theo từ khóa hoặc sản phẩm.
  • Quảng cáo xuất hiện trong kết quả mua sắm và trên các trang sản phẩm.
quoteUpSponsored Products đã thay đổi cách chúng tôi ra mắt các sản phẩm mới và giúp xây dựng động lực mà chúng tôi cần để thúc đẩy thêm doanh số bán hàng trên AmazonquoteDown
– Matt Sternberg, Chủ sở hữu, Green Gobbler

Để bắt đầu:

  • Đối với người bán: Bắt đầu bằng cách chuyển đến tab Quảng cáo trong Seller Central và chọn “Quản lý chiến dịch”, sau đó nhấp vào nút “Tạo chiến dịch” và chọn Sponsored Products.
  • Đối với nhà cung cấp: Truy cập bảng điều khiển quảng cáo và chọn “Đăng ký”, sau đó chọn một trong số các lựa chọn tài khoản nhà cung cấp để đăng nhập. Tiếp theo, nhấp vào nút “Tạo chiến dịch” và chọn Sponsored Products.
người đàn ông đang viết

Tạo chiến dịch đầu tiên của bạn

Làm theo các bước sau để khởi động chiến dịch của bạn chỉ trong vài phút.

  1. Chọn sản phẩm. Giúp thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng mới hoặc gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm bán chạy nhất của bạn. Nhóm các mặt hàng tương tự và đảm bảo rằng các mặt hàng này có mức giá đủ cạnh tranh để giành được ưu đãi nổi bật. Khi chọn sản phẩm để quảng cáo, việc thêm các sản phẩm được gợi ý vào chiến dịch sẽ rất hữu ích. Các sản phẩm mà chúng tôi gợi ý từ danh mục của bạn có cơ hội được nhấp vào cao nhất nếu được quảng cáo và giúp bạn thu hút khách hàng.
  2. Đặt tên cho chiến dịch. Đặt tên thật đơn giản để bạn có thể dễ tìm lại sau này.
  3. Thiết lập ngân sách bạn muốn. Tham khảo biểu đồ trên trang này để biết mức ngân sách tối thiểu hàng ngày được chúng tôi đề xuất có thể giúp bạn thu về các lượt nhấp chuột và doanh số bán hàng.
  4. Chọn thời lượng. Chúng tôi khuyên bạn nên chạy chiến dịch ngay lập tức để bắt đầu thu hút lưu lượng truy cập. Bạn có thể chọn ngày bắt đầu và kết thúc tùy chỉnh, nhưng bạn nên chọn cách tiếp cận luôn bật bằng cách chạy các chiến dịch liên tục mà không có ngày kết thúc.
  5. Chọn loại nhắm mục tiêu. Chọn kiểu nhắm mục tiêu tự động để nhắm mục tiêu theo từ khóa và sản phẩm có liên quan.
  6. Chọn giá thầu và khởi động. Chọn số tiền chi tiêu cho mỗi lượt nhấp chuột, và thế là bạn đã sẵn sàng để khởi chạy chiến dịch của mình.
Thị trườngNgân sách tối thiểu được đề xuất
Úc$15
Canada$10
Brazil50 BRL
Pháp10€
Đức10€
Ấn Độ500 INR
Ý10€
Nhật Bản1,000 円
MexicoMXN 200
Hà Lan10€
Ả Rập Xê Út40 SAR
Singapore15 SGD
Tây Ban Nha10€
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhấtAED40
Vương quốc Anh£10
Hoa Kỳ$10

#5: Tận dụng các trải nghiệm mua sắm miễn phí với thương hiệu

Khám phá Gian hàng, Bài đăng, Theo dõi thương hiệu và Amazon Live.

người đàn ông đang sử dụng điện thoại
Chiến thuật #5

Tạo trải nghiệm mua sắm thương hiệu miễn phí để khuyến khích khách hàng khám phá thương hiệu và sản phẩm

Để giúp bạn phát triển thương hiệu ở mọi nơi khách hàng dành thời gian, chúng tôi cung cấp một bộ giải pháp miễn phí được thiết kế để hoạt động cùng nhau, giúp bạn tiếp cận và thu hút khách hàng thông qua các nội dung xác thực, được lựa chọn kỹ lưỡng:

người đàn ông với hộp prime

Xây dựng Gian hàng cho thương hiệu của bạn

Là trang chủ cho thương hiệu của bạn trên Amazon, Gian hàng là điểm đến miễn phí luôn khả dụng dành cho người bán và người mua đã đăng ký Amazon Brand Registry. Sản phẩm tự phục vụ này cho phép bạn tạo điểm đến mua sắm nhiều trang có khả năng thúc đẩy, truyền tải thông tin và giúp khách hàng khám phá về các sản phẩm của bạn.

Bạn có thể dễ dàng xây dựng Gian hàng dựa trên các mẫu và ô để có thể tạo dựng các trải nghiệm tùy chỉnh nhiều trang giới thiệu toàn bộ danh mục sản phẩm của mình và thu hút người mua hàng. Trong số những khách hàng duyệt xem Gian hàng của thương hiệu một lần, 45% tiếp tục sử dụng Gian hàng để mua sắm thường xuyên.1

Khi xây dựng Gian hàng, bạn có thể thêm tối đa ba cấp trang phụ để kể câu chuyện thương hiệu của mình và giới thiệu các sản phẩm. Bạn có thể nhóm sản phẩm theo loại sản phẩm hoặc theo cách sử dụng, nhu cầu hoặc chủ đề. Bạn cũng có thể sử dụng các trang con để chia sẻ thêm về thương hiệu, chẳng hạn như lịch sử hoặc sứ mệnh của bạn, để giúp thúc đẩy mối gắn kết về mặt cảm xúc với người mua hàng. Chúng tôi khuyên bạn nên có ít nhất ba trang phụ trong Gian hàng.

quoteUpGian hàng chính là niềm tự hào của thương hiệu. Đó có lẽ là cơ hội tốt nhất để chúng tôi cho mọi người thấy những điều thương hiệu muốn thể hiện. Khách hàng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm và tương tác với thương hiệu.”quoteDown
– Josh Francis, Phó chủ tịch điều hành, Hippeas

Lưu ý: Để đủ điều kiện tham gia Gian hàng, bạn phải đăng ký vào Amazon Brand Registry. Nhà cung cấp và người bán hàng đã bán hàng trên Amazon tại quốc gia mà họ muốn quảng cáo có thể tạo một Gian hàng mà không mất thêm chi phí. Các trường hợp khác sẽ phải trả phí bán hàng.

1 Tài liệu nội bộ Amazon, tháng 5 năm 2020

Sử dụng nội dung giàu tính tương tác, hấp dẫn trong Gian hàng của bạn

Gian hàng cần phản ánh đúng đặc điểm nhận diện của thương hiệu và kể câu chuyện của bạn sao cho thông điệp, giọng điệu và đặc điểm nhận diện trực quan đều nhất quán với hình thức bề ngoài và cảm nhận mà thương hiệu mang lại.

Nội dung phong phú và hấp dẫn – video, hình ảnh và câu chuyện của khách hàng có thể xây dựng lòng tin và thể hiện những điều tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Khi bạn bắt đầu xây dựng Gian hàng của mình, hãy sử dụng tính năng quản lý ô để thêm các tính năng tương tác như:

  • Video: Thêm video vào phía trên cùng của trang chủ để nhanh chóng thu hút khách hàng và khuyến khích họ dành nhiều thời gian hơn trong Gian hàng của bạn. Hoặc bạn có thể thêm video vào một trang phụ của danh mục có liên quan – đặt tiện ích video cạnh sản phẩm có trong video để giúp khách hàng tìm hiểu thêm và thêm vào giỏ hàng chỉ với một cú nhấp chuột. Có thể thêm video vào các ô trong các phần chia tách và các ô có kích thước đầy đủ. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2020, chúng tôi nhận thấy rằng các Gian hàng có ít nhất một video khiến người mua hàng dành thời gian xem trang trung bình cao hơn 12% so với Gian hàng không có video.1
  • Ô hình ảnh và hình ảnh kèm theo ô văn bản: Hình ảnh có thể mang lại cảm quan độc đáo, mô tả công dụng của sản phẩm và khơi nguồn cảm hứng. Hình ảnh kèm theo ô văn bản cho phép bạn thêm văn bản dạng tự do vào phía trên hoặc bên cạnh hình ảnh. Bạn cũng có thể liên kết hình ảnh với một trang trong Gian hàng hoặc trang chi tiết sản phẩm.
  • Hình ảnh có tùy chọn mua: Với ô này, bạn có thể thôi thúc khách hàng với nội dung phong phú minh họa cách công dụng của sản phẩm trong thực tế. Người mua hàng có thể dễ dàng mua hàng từ hình ảnh bằng cách sử dụng nút “thêm vào giỏ hàng”.
  • Tiện ích thư viện: Tiện ích thư viện hỗ trợ từ ba đến tám hình ảnh có kích thước ít nhất 1500x750 pixel. Sử dụng tính năng này để chụp nhiều bức ảnh về thương hiệu của bạn và giúp tạo ấn tượng lâu dài với những người mua sắm, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và khuyến khích họ truy cập nhiều lần vào Gian hàng của bạn.
  • Ô Sản phẩm:: Sau khi bạn thêm sản phẩm, ô sản phẩm sẽ tự động điền giá, hình ảnh chính và trạng thái Prime của sản phẩm. Các ô sản phẩm có kích thước đầy đủ cũng cho phép bạn lấy thêm thông tin từ trang chi tiết sản phẩm hoặc thêm tiêu đề và mô tả riêng.
  • Ô sản phẩm bán chạy nhất: Tự động hiển thị 5 sản phẩm bán chạy nhất liên quan đến thương hiệu của bạn nhằm thúc đẩy nhận thức cao hơn ở những người mua sắm quan tâm và khuyến khích họ cân nhắc mua các mặt hàng.
  • Ô sản phẩm được đề xuất: Ô này hiển thị 5 sản phẩm gắn liền với thương hiệu của bạn được đề xuất cho người mua dựa trên sở thích và lịch sử mua sắm trước đó của họ để có được trải nghiệm duyệt web tùy chỉnh hơn.

1 Dữ liệu nội bộ Amazon, tháng 7 – tháng 12 năm 2020

Chia sẻ nội dung thương hiệu của bạn thông qua Bài đăng

Bài đăng là trải nghiệm duyệt web dựa trên hình ảnh trong trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động của Amazon Hoa Kỳ. Khách hàng có thể khám phá bài đăng trong Gian hàng, trang chi tiết sản phẩm và nguồn dữ liệu có liên quan để khám phá sản phẩm và xem những nội dung mới từ thương hiệu.

Với Bài đăng, bạn có thể:

  • Thúc đẩy cân nhắc bằng cách giới thiệu hình ảnh đời thường được lựa chọn kỹ lưỡng
  • Thúc đẩy tương tác bằng cách giúp người mua hàng khám phá sản phẩm được gắn thẻ
  • Khuyến khích khách hàng theo dõi thương hiệu của bạn
  • Lên lịch đăng nội dung từ trước

Bài đăng đem lại cho các nhà quảng cáo hơn 14,4 tỷ lượt hiển thị có thể được nhìn thấy và 726 triệu lượt tương tác không mất phí trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021.1

Lưu ý: Chức năng Bài đăng sẵn có cho những nhà cung cấp và bán hàng tại Hoa Kỳ đã đăng ký Amazon Brand Registry. Bạn phải có một Gian hàng hoạt động tại Hoa Kỳ.
1 Dữ liệu nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, tháng 4 năm 2020 – ngày 31 tháng 7 năm 2021

người đàn ông đang sử dụng điện thoại

Tập trung vào việc tạo và đăng nội dung chất lượng cao

Chia sẻ bài đăng có nội dung chất lượng cao có thể giúp tăng số lần hiển thị, nghĩa là bài đăng của bạn có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Hãy làm theo các mẹo sau để đảm bảo bài đăng của bạn tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng nội dung của chúng tôi và có cơ hội thu hút người mua hàng cao nhất:

  • Thể hiện sản phẩm của bạn trong bối cảnh sử dụng: Thay vì sử dụng một hình ảnh sản phẩm tiêu chuẩn trên nền trắng, hãy truyền cảm hứng để khách hàng hình dung việc sử dụng sản phẩm của bạn bằng cách thể hiện sản phẩm trong bối cảnh thực hoặc bối cảnh trực quan hấp dẫn.
  • Đảm bảo tính đơn giản để mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn: Các hình ảnh phức tạp sẽ mất nhiều thời gian để hiểu hơn và dễ bị bỏ qua hơn. Tránh sử dụng ảnh ghép hoặc hình ảnh dày đặc, thay vào đó hãy sử dụng một hình ảnh duy nhất tập trung vào sản phẩm của bạn.
  • Để hình ảnh tự nói lên tất cả: Văn bản trên hình ảnh có thể khó đọc và các yếu tố đồ họa bổ sung có thể khiến bạn khó có thể thể hiện sản phẩm của mình một cách rõ ràng. Tránh thêm văn bản, nút hoặc biểu tượng vào hình ảnh của bạn vì chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn trợ năng của chúng tôi.

Kết nối với khách hàng thân thiết thông qua tính năng Brand Follow (Theo dõi thương hiệu)

Khách hàng có thể theo dõi thương hiệu và điều chỉnh trải nghiệm mua sắm của mình trên Amazon bằng cách nhấn nút Theo dõi từ Gian hàng, bài đăng, trang cảm ơn hoặc buổi phát trực tuyến Amazon Live. Những người theo dõi có thể thấy nhiều nội dung của bạn trên Amazon hơn và giúp bạn có cơ hội nâng cao tỷ lệ tương tác.

Có hơn 9 triệu khách hàng riêng lẻ tại Hoa Kỳ theo dõi một thương hiệu trên Amazon.1

Thương hiệu của bạn không cần thực hiện thêm hành động nào để đăng ký tính năng Theo dõi. Bạn có thể tăng số lượt theo dõi này bằng cách chia sẻ URL riêng của Gian hàng, thường xuyên đăng bài và khuyến khích những người bạn quen thân trên mạng xã hội theo dõi thương hiệu của bạn trên Amazon.

Lưu ý: Áp dụng cho nhà cung cấp và người bán hàng tại Hoa Kỳ đã đăng ký Amazon Brand Registry.
1Dữ liệu nội bộ Amazon, Quý 3 năm 2021

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại

Phát trực tiếp nội dung thương hiệu của bạn với Amazon Live

Amazon Live có thể giúp bạn tương tác với người mua hàng trong thời gian thực thông qua các buổi phát tương tác trực tiếp. Bạn có thể phát trực tiếp miễn phí trên các trang chi tiết sản phẩm đối với sản phẩm của mình, cũng như trên nhiều vị trí khác nhau mà người mua hàng Amazon duyệt xem. Khi các thương hiệu phát trực tiếp bằng ứng dụng Amazon Live Creator, nội dung phát trực tiếp của họ cũng sẽ xuất hiện trên trang chủ của Gian hàng tại Hoa Kỳ và sẽ hiển thị tới những người mua hàng truy cập Gian hàng của họ trong 24 giờ sau khi buổi phát trực tiếp kết thúc.

Bắt đầu phát trực tiếp để:

  • Tương tác với người xem: Trò chuyện và tương tác với người mua sắm theo thời gian thực
  • Thu hút khách hàng khám phá sản phẩm của bạn: Các buổi phát trực tiếp được hiển thị trên các trang chi tiết sản phẩm của bạn và các vị trí khác mà người mua hàng đang duyệt xem
  • Giúp thúc đẩy doanh số bán hàng: Người xem có thể tìm thấy sản phẩm của bạn ngay bên cạnh trình phát video
  • Xây dựng đối tượng khách hàng: Với tính năng Theo dõi, bạn có thể xây dựng đối tượng khách hàng trên Amazon thông qua nội dung phát trực tiếp
  • Chia sẻ nội dung miễn phí: Việc phát trực tiếp trên Amazon hoàn toàn miễn phí
người phụ nữ đang sử dụng máy tính xách tay

#6: Giúp câu chuyện thương hiệu trở nên sống động với Sponsored Brands

Kết nối thương hiệu, sản phẩm và câu chuyện của bạn với người mua hàng

người đàn ông đang sử dụng điện thoại
Chiến thuật #6

Giới thiệu về các chiến dịch Sponsored Brands

Sponsored Brands là quảng cáo tùy chỉnh tính chi phí mỗi lần nhấp chuột có logo thương hiệu, tiêu đề tùy chỉnh và nhiều sản phẩm. Xuất hiện ở đầu kết quả mua sắm hoặc trên các trang chi tiết sản phẩm, những quảng cáo này giúp tiếp cận và thu hút khách hàng khi họ duyệt và tìm hiểu trên Amazon.

Việc kể một câu chuyện mạnh mẽ, phù hợp với thương hiệu thông qua Sponsored Brands có thể giúp bạn xây dựng lòng tin và mối gắn kết lâu dài với người mua hàng. Với Sponsored Brands, bạn kiểm soát giao diện và thông điệp của quảng cáo để có thể tạo một trải nghiệm nhất quán, hấp dẫn cho khách hàng.

Bạn có thể chọn từ một số định dạng quảng cáo phong phú giúp truyền tải thông tin tới khách hàng khi họ đang mua sắm và tìm kiếm các sản phẩm và thương hiệu mới. Hai trong số các định dạng quảng cáo này là Tiêu điểm gian hàng (beta) và bộ sưu tập sản phẩm.

người phụ nữ đang mỉm cười

Tối ưu hóa Gian hàng của bạn làm trang đích cho chiến dịch Sponsored Brand

Với định dạng quảng cáo Tiêu điểm gian hàng, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện ở đầu trang kết quả mua sắm và giúp bạn tận dụng lợi thế của Gian hàng để chuyển hướng những khách hàng có thể quan tâm đến việc tìm hiểu thương hiệu của bạn tới đó. Định dạng quảng cáo này cũng có thể giúp nâng cao nhận thức về sản phẩm bằng cách khuyến khích khách hàng truy cập vào các trang phụ của Gian hàng để khám phá toàn bộ danh mục sản phẩm ở nhiều hạng mục khác nhau.

Bạn có thể đưa vào quảng cáo tối đa ba trang phụ cho Gian hàng và tùy chỉnh tiêu đề theo hình ảnh và nhãn của trang phụ. Khách hàng sẽ được chuyển đến các trang phụ đó khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn và sẽ có cơ hội tiếp tục khám phá thương hiệu của bạn và khám phá các sản phẩm và danh mục mới.

Khi thêm hình ảnh cho từng trang phụ vào quảng cáo, bạn hãy chọn hình ảnh đời thường tùy chỉnh phù hợp với đặc điểm nhận diện thương hiệu của mình, nổi bật trên trang kết quả mua sắm và khuyến khích khách hàng nhấp vào Gian hàng của bạn.

Gian hàng phải có tối thiểu ba trang phụ để đủ điều kiện, với một sản phẩm duy nhất trên mỗi trang phụ.

Truyền cảm hứng cho khách hàng bằng Sponsored Brands thông qua bộ sưu tập sản phẩm

Quảng cáo bộ sưu tập sản phẩm Sponsored Brands giúp bạn quảng bá nhiều sản phẩm và ưu đãi trong trải nghiệm mua sắm sản phẩm gắn liền với thương hiệu tới những khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm và thương hiệu như của bạn. Sử dụng quảng cáo tính phí cho mỗi lần nhấp chuột có logo, tiêu đề tùy chỉnh, hình ảnh của thương hiệu và một số sản phẩm của bạn để giúp tăng khả năng hiển thị của thương hiệu và kết nối với các khách hàng trên Amazon.

Khi tạo chiến dịch bộ sưu tập sản phẩm, bạn có thể quảng bá nhiều sản phẩm trong Gian hàng của mình hoặc một trang đích mới. Chúng tôi khuyên bạn nên liên kết đến Gian hàng để giúp người mua hàng khám phá trọn vẹn bộ sưu tập sản phẩm và thương hiệu của bạn.

người đàn ông với hộp prime

Thu hút khách hàng với các sản phẩm hàng đầu và hình ảnh tùy chỉnh hấp dẫn

Nếu đã chọn “Bộ sưu tập sản phẩm” cho chiến dịch của mình, bạn hãy chọn các sản phẩm bạn muốn quảng cáo từ danh sách các sản phẩm đủ điều kiện được hiển thị từ danh mục. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn các sản phẩm bán chạy nhất có xếp hạng cao để thu hút sự chú ý của người mua sắm khi họ đang duyệt web.

Sử dụng hình ảnh tùy chỉnh phong phú về danh mục sản phẩm của thương hiệu để giúp nhanh chóng giới thiệu sản phẩm và kể câu chuyện về thương hiệu của bạn tới khách hàng khi họ đang xem trang kết quả mua sắm. Hình ảnh tùy chỉnh có thể bao gồm hình ảnh đại diện cho thương hiệu của bạn hoặc hình ảnh sản phẩm đang được sử dụng hoặc trong bối cảnh thực, đồng thời có thể giúp thúc đẩy tương tác. Quảng cáo trong phiên bản beta này có thể hiện thị hình ảnh tùy chỉnh, logo thương hiệu và/hoặc sản phẩm.

người đàn ông đang viết

#7: Kết nối chiến lược quảng cáo với các mục tiêu kinh doanh của bạn

Đáp ứng đúng nhu cầu của người mua sắm trong suốt hành trình mua sắm và đo lường mức độ hiệu quả.

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại
Chiến thuật #7

Xây dựng nhận thức và thúc đẩy việc khám phá thương hiệu và các sản phẩm của bạn

Luôn có những khách hàng mong muốn tìm sản phẩm cho lần mua hàng tiếp theo, cho dù họ chỉ đang tình cờ duyệt web hay tìm hiểu cho một nhu cầu cụ thể. Khi xem xét hành trình mua sắm như một phần của phễu tiếp thị, điểm tiếp xúc này được gọi là “nhận thức”. Giai đoạn này nằm ở phía trên cùng của phễu và đánh dấu thời điểm khách hàng bắt đầu quan tâm đến một sản phẩm hoặc thương hiệu. Đây là bước đầu tiên của khách hàng trong hành trình mua hàng và thậm chí có thể đánh dấu điểm khởi đầu của mối quan hệ của khách hàng với một thương hiệu.

Bằng cách kết hợp các sản phẩm quảng cáo tự phục vụ của chúng tôi, bạn sẽ có thể tiếp cận khách hàng tại nơi khách hàng đang duyệt xem và tiếp cận họ thông qua các quảng cáo tương tác. Các giải pháp của chúng tôi kết hợp cùng nhau để giúp bạn giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm của mình và kể câu chuyện thương hiệu tới những người mua hàng trong những thời điểm quan trọng.

Bằng cách xây dựng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của mình trên Amazon, bạn có thể xây dựng mối quan tâm và tạo mối quan hệ mới với khách hàng khi họ bắt đầu hành trình mua sắm.

quoteUpAmazon Ads chắc chắn đã giúp chúng tôi tiếp cận khách hàng mới và nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình ở một nhóm đối tượng khách hàng mà chúng tôi khó có thể tiếp cận.quoteDown
– Neal Mercado, Giám đốc tiếp thị, Designs for Health

Tăng mức độ cân nhắc với những khách hàng đang tích cực duyệt tìm trong danh mục của bạn

Khi tìm kiếm các sản phẩm mới, người mua hàng sẽ so sánh các lựa chọn để tìm ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình. Yếu tố cốt lõi giúp bạn thu hút những người mua hàng này là tiếp cận khi họ đang duyệt xem thông tin họ cần để cân nhắc thương hiệu của bạn trong quyết định mua hàng. Giai đoạn này trong hành trình mua sắm được gọi là giai đoạn “ cân nhắc”. Người mua hàng đã xác định được nhu cầu hoặc mong muốn, cũng như đang tích cực cân nhắc các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu này.

Giới thiệu thương hiệu của bạn tới những đối tượng mới đang chủ động duyệt xem các sản phẩm thuộc danh mục của bạn trên Amazon nhưng chưa đưa ra quyết định mua hàng — và có thể chưa cân nhắc sản phẩm của bạn. Quảng cáo tự phục vụ của chúng tôi có thể giúp bạn trở nên nổi bật ở danh mục của mình và tạo sự khác biệt cho các mặt hàng của bạn để khách hàng cân nhắc mua các mặt hàng này.

Bắt đầu tăng mức độ cân nhắc đối với thương hiệu của bạn trên Amazon để thiết lập mối quan hệ phù hợp với người mua hàng nhằm xây dựng tệp khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh.

Tìm hiểu về Chỉ số thương hiệu

Với Chỉ số thương hiệu, bạn có thể đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động ở phần đầu và phần giữa phễu trên Amazon thông qua các thông tin chi tiết liên quan và không liên quan đến quảng cáo nhằm đạt được thành công trong kinh doanh.

Về cơ bản, các Chỉ số thương hiệu đem đến một cái nhìn toàn diện về mức độ thành công của thương hiệu ở một lĩnh vực nhỏ cụ thể. Các chỉ số này bao gồm quy mô đối tượng khách hàng và số lượt tương tác của khách hàng ở từng giai đoạn của phễu cùng với giá trị kỳ vọng trong dài hạn của các trạng thái đối tượng khách hàng này đối với thương hiệu của bạn. Thông tin chi tiết này giúp bạn đánh giá các chiến dịch không đặt trọng tâm vào các lượt mua hàng tức thì, đồng thời nắm được giá trị của việc thôi thúc khách hàng đi qua từng giai đoạn của phễu tới gần hơn với giai đoạn mua hàng và trở thành khách hàng thân thiết.

Lưu ý: Chỉ số thương hiệu hiện chưa có sẵn cho tất cả các tài liệu quảng cáo. Một số giá trị trong số này có thể chưa có sẵn nếu chưa có đủ dữ liệu để thương hiệu của bạn tính toán các chỉ số. Các chỉ số được cập nhật mới hàng tuần.

người đàn ông đang sử dụng máy tính xách tay

Lợi ích của Chỉ số thương hiệu

Với Chỉ số thương hiệu, bạn có thể:

  • Đo lường giá trị dài hạn về ý định và mức độ tương tác trước và sau khi mua
  • Đánh giá mức độ thành công của bạn so với các nhà quảng cáo tương tự ở từng giai đoạn của hành trình mua hàng
  • Xem những điều then chốt giúp làm nên sự thay đổi nhằm tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị của bạn trên Amazon và giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
người phụ nữ đang khiêu vũ

Các chỉ số chính cần xem xét

Chỉ sốĐịnh nghĩa
Danh mục trung bìnhHiệu suất của các thương hiệu ở mức bách phân vị thứ 50 trong danh mục đã chọn.
Danh mục hàng đầuHiệu suất trung bình của các thương hiệu ở bách phân vị thứ 95 – 99 trong danh mục đã chọn.
% thay đổiThay đổi trong chỉ số so với khoảng thời gian trước đó, ví dụ: nếu 30 ngày qua là khung thời gian thì bạn nên xem thay đổi về tỷ lệ phần trăm so với 30 ngày trước đó
Tỷ lệ tương tác của người mua hàngPhạm vi phần trăm của người mua hàng trong danh mục đã chọn mà thương hiệu của bạn đã thúc đẩy mức độ tương tác hoặc mua hàng trong khung thời gian đã chọn chia cho tổng số người mua hàng đã xem trang chi tiết trong danh mục đã chọn nhiều hơn một lần. Mức độ tương tác gồm người mua hàng xem trang chi tiết sản phẩm, tìm kiếm thương hiệu của bạn và xem trang chi tiết, thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc mua hàng.
Tỉ lệ chuyển đổi của khách hàngTỷ lệ phần trăm khách hàng chuyển từ cân nhắc thương hiệu sang mua sản phẩm của thương hiệu trong một khung thời gian đã chọn. Mức độ cân nhắc gồm người mua hàng xem trang chi tiết sản phẩm, tìm kiếm thương hiệu của bạn, cũng như xem trang chi tiết và/hoặc thêm sản phẩm vào giỏ hàng.
% doanh số bán hàng từ các khách hàng mới đối với thương hiệuTỷ lệ phần trăm của tổng doanh số bán hàng cho các khách hàng mới đối với thương hiệu.
Chỉ tìm kiếm thương hiệuNgười mua hàng đã tìm kiếm thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn nhưng không tương tác thêm với thương hiệu của bạn trong danh mục đã chọn.
Tổng số người mua sắm thương hiệuTổng số người mua hàng trong danh mục đã chọn trong khung thời gian đã chọn. Những người mua hàng này được sắp xếp thành từng phân khúc theo tương tác gần đây nhất của họ. Mức độ tương tác gồm người mua hàng xem trang chi tiết sản phẩm, tìm kiếm thương hiệu của bạn và xem trang chi tiết, thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc mua hàng.
Lợi tức trên mức độ tương tácGiá trị trung bình của thương hiệu dựa trên mức độ tương tác của người mua hàng trong khoảng thời gian 12 tháng. Dữ liệu lịch sử được sử dụng để tính toán tổng doanh số người mua hàng trong phân khúc này đã tạo ra cho thương hiệu của bạn trong một danh mục đã chọn trong 12 tháng qua chia cho tổng người mua hàng đã bắt đầu trong phân khúc đó. Sử dụng các giá trị này để biết được doanh thu tiềm năng mà mỗi loại tương tác với người mua hàng mang lại cho thương hiệu của bạn.
Mức độ cân nhắcNhững người mua hàng đang cân nhắc thương hiệu của bạn. Họ đã xem trang chi tiết sản phẩm của bạn, tìm kiếm thương hiệu của bạn hoặc thêm vào giỏ hàng.
Chỉ lượt xem trang chi tiếtSố lượng khách hàng đã xem trang chi tiết sản phẩm của bạn.
Đã tìm kiếm thương hiệu và xem trang chi tiếtSố lượng khách hàng tìm kiếm thương hiệu của bạn và xem trang chi tiết sản phẩm của bạn.
Thêm vào giỏ hàngSố lượng khách hàng đã thêm vào giỏ hàng nhưng không thực hiện mua hàng.
Đã muaĐây là tổng số khách hàng đã mua từ thương hiệu của bạn. Chúng tôi phân chia khách hàng thành “Khách hàng thương hiệu” và “Top 10% và Đăng ký và tiết kiệm”.
Tất cả các khách hàng thương hiệu khácNhững khách hàng có thể mua lại hoặc không mua lại sản phẩm của bạn. Một số khách hàng có thể lặp lại việc mua hàng của họ trong 12 tháng tiếp theo, dẫn đến việc tạo ra thêm giá trị dự kiến trong 12 tháng tới.
Khách hàng Top 10% và Đăng ký và Tiết kiệmKhách hàng đóng góp 10% doanh số đầu tiên hoặc khách hàng đã chọn Đăng ký và Tiết kiệm.
Chỉ số nhận thứcXác định quy mô đối tượng biết đến thương hiệu của bạn so với các thương hiệu tương đồng nhất. Chỉ số này có thể dự đoán và liên quan đến doanh số.
Chỉ số xem xétChỉ số cân nhắc xác định quy mô đối tượng cân nhắc đến thương hiệu của bạn so với các thương hiệu tương đồng nhất. Chỉ số này có thể dự đoán và liên quan đến doanh số.
Chỉ số mua hàngĐịnh lượng số lượng đơn hàng thương hiệu của bạn đã tạo ra so với các thương hiệu tương đồng nhất với bạn.

Khám phá thêm trong các lộ trình học tập tùy chỉnh của chúng tôi

Đăng ký tham gia hội thảo trực tuyến của chúng tôi để tiếp tục đà phát triển.

người phụ nữ đang sử dụng máy tính bảng
Chương 2

Luôn luôn có nhiều thứ để học hỏi:

Bạn có thể truy cập vào toàn bộ chuỗi hội thảo trực tuyến của chúng tôi dành cho những người mới bắt đầu với các chiến lược nâng cao về xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng mới trên Amazon.

Khám phá các lộ trình học tập của chúng tôi bên dưới để tìm ra các chủ đề phù hợp đối với hoạt động kinh doanh để bạn có thể tiếp tục xây dựng các kỹ năng của mình theo tốc độ riêng.

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại

Bắt đầu xây dựng thương hiệu trên Amazon

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với Amazon Ads

Trong hội thảo trực tuyến này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách tạo nền tảng vững chắc cho thương hiệu của bạn thông qua các sản phẩm sáng tạo, linh hoạt và tự phục vụ của chúng tôi, cách bạn có thể sử dụng chúng để giúp xây dựng nhận thức thương hiệu và tạo mối gắn kết lâu dài với khách hàng.

Tạo và triển khai Gian hàng trên Amazon

Trong phần giới thiệu về Gian hàng này, bạn sẽ tìm hiểu cách giải pháp quảng bá gắn liền với thương hiệu hoàn toàn miễn phí, nhiều trang này có thể giúp thương hiệu của bạn nổi bật và kể một câu chuyện mạnh mẽ, gắn kết trên Amazon.

Mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn với Sponsored Brands

Chúng tôi sẽ tập trung vào cách bạn có thể sử dụng Sponsored Brands để tiếp cận những người mua hàng mới và thu hút thêm sự chú ý tới Gian hàng của bạn. Bạn sẽ biết cách tạo quảng cáo Sponsored Brands và cách liên kết chúng với Gian hàng của bạn để giúp tối đa hóa lưu lượng truy cập và mức độ tương tác.

Giới thiệu tài sản quảng cáo: Trung tâm nội dung mới của thương hiệu

Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về các tài sản thành phần quảng cáo, một ứng dụng cho phép bạn lưu trữ, sắp xếp và sử dụng lại nội dung trên Amazon Ads và các trang mua sắm Amazon.

Tiếp tục phát triển thương hiệu của bạn

Bắt đầu với Sponsored Display

Trong phần giới thiệu về Sponsored Display này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những ưu điểm của kiểu quảng cáo này và kiểu quảng cáo này có thể giúp bạn đạt mục tiêu ra sao.

Nổi bật trong kết quả mua sắm với video Sponsored Brands

Trong phần hướng dẫn này về video Sponsored Brands, chúng tôi sẽ chia sẻ một số lời khuyên để giúp bạn chạy quảng cáo đầu tiên – hướng dẫn bạn cách tạo video ngắn, có hiệu qủa cao để giới thiệu các sản phẩm bán chạy nhất của mình.

Bắt đầu sử dụng Bài đăng

Chúng ta sẽ khám phá cách bạn có thể sử dụng giải pháp miễn phí để chia sẻ những hình ảnh có tính năng mua được lựa chọn kỹ lưỡng trong nguồn cấp dữ liệu trong ứng dụng mua sắm di động cũng như trang web dành cho thiết bị di động của Amazon.

người phụ nữ đang sử dụng máy tính xách tay

Tối ưu hóa chiến lược cho thương hiệu của bạn

Cách tối ưu hóa Gian hàng nhằm thu hút người mua hàng

Trong hội thảo trực tuyến này, ngoài những điều cơ bản về cách tạo Gian hàng, chúng ta sẽ khám phá cách giúp bạn tối đa hóa hiệu quả bằng cách cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết và ví dụ giúp bạn xây dựng trách đích linh động, hấp dẫn trên Amazon.

Mở rộng chiến lược Sponsored Display

Mở ra hiệu quả cho các chiến dịch Sponsored Display của bạn. Trong hội thảo trực tuyến này, bạn sẽ được tìm hiểu một số kỹ thuật tối ưu hóa có thể giúp bạn tận dụng tối đa quảng cáo của mình.

Tăng mức độ cân nhắc với Amazon Ads

Chúng ta sẽ cùng khám phá hành trình ra quyết định của khách hàng, tập trung vào những khoảnh khắc khi khách hàng đang cân nhắc thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.

người phụ nữ đang sử dụng máy tính xách tay

Phân tích và gia tăng hiệu suất cho thương hiệu của bạn

Hiểu các công cụ chiến dịch của bạn: Tiêu điểm về báo cáo Sponsored Brands

Trong hội thảo trực tuyến này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các báo cáo có sẵn cho chiến dịch của bạn và cách bạn có thể diễn giải các báo cáo này. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp các mẹo chạy thử nghiệm A/B đối với quảng cáo và cách tối ưu hóa dựa trên các chỉ số của bạn.

Đo lường tác động của tiếp thị với Amazon Attribution (phiên bản beta)

Tìm hiểu cách sử dụng Amazon Attributio để đo lường việc các chiến lược tiếp thị không sử dụng Amazon – thông qua các công cụ tìm kiếm có trả tiền và tìm kiếm không phải trả tiền, mạng xã hội, quảng cáo hiển thị, quảng cáo qua video và email – có tác động ra sao đến các hoạt động mua hàng và hiệu suất bán hàng trên Amazon.

Các tài nguyên khác

Khám phá các nguồn tài nguyên bổ sung giúp bạn bắt đầu xây dựng nền tảng thương hiệu trên Amazon.

người phụ nữ đang sử dụng điện thoại

Cảm ơn bạn đã đọc

Xây dựng nền tảng cho thương hiệu trên Amazon