Hướng dẫn
Sở thích thương hiệu
Sở thích thương hiệu có thể là một công cụ mạnh mẽ trong bộ công cụ của một công ty. Bài viết này trình bày ý nghĩa của sở thích thương hiệu là gì, tại sao nó lại quan trọng và lời khuyên về cách xây dựng yếu tố này.
Bắt đầu sử dụng Amazon Ads để hiển thị các sản phẩm của bạn và tạo chiến dịch.
Nếu bạn có kinh nghiệm hạn chế, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.
Tạo quảng cáo tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột để hỗ trợ khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn trên Amazon.
Khám phá nội dung giáo dục được thiết kế phù hợp và thông tin chi tiết có sẵn để hỗ trợ thúc đấy sở thích thương hiệu và tăng hiệu suất của các tài sản về thành phần quảng cáo Amazon của bạn.
Khi chúng ta dành cả ngày đi mua đồ, tất cả chúng ta đều có sở thích riêng về thương hiệu, chẳng hạn như nơi chúng ta sẽ cắt tóc. Quán cà phê mà chúng ta được tận hưởng nhiều đặc quyền hơn một chút so với những người khác. Món pizza đông lạnh hợp nhất với buổi xem phim về đêm. Ngay cả khi đó không phải là điều mà khách hàng ý thức được, hầu hết chúng ta đều có sở thích thương hiệu và chúng ảnh hưởng đến hành trình mua hàng của chúng ta.
Sở thích thương hiệu là gì?
Sở thích thương hiệu là khi một khách hàng xác định một sản phẩm ưa thích và biến thương hiệu đó trở thành một phần trong thói quen mua hàng thường xuyên của họ. Điều này có thể xảy ra sau khi một người tiêu dùng dùng thử các sản phẩm khác để xem có thích hơn không nhưng cuối cùng chọn thương hiệu hấp dẫn nhất. Lý do cho việc này rất đa dạng: có thể liên quan đến bản thân sản phẩm, cách truyền thông điệp của thương hiệu hoặc thậm chí các giá trị của thương hiệu. Mục tiêu của việc xây dựng sở thích thương hiệu là tạo ra một mối quan hệ trực tiếp để từ đó tạo ra một tập khách hàng trung thành luôn nghĩ đến thương hiệu của bạn đầu tiên tại thời điểm họ quyết định mua hàng.
Tại sao sở thích thương hiệu lại quan trọng?
Sở thích thương hiệu giúp bạn thiết lập một tập khách hàng ổn định. Người tiêu dùng có sở thích thương hiệu không chỉ có khả năng lựa chọn sản phẩm của bạn thường xuyên hơn, mà còn có khả năng tuyên truyền cho thương hiệu của bạn, giúp thay đổi sở thích thương hiệu của những người có thể chưa biết chắc nên dùng thử thương hiệu nào.
Ngoài ra, sở thích thương hiệu có thể là một chỉ số của hiệu quả chiến lược ở phần đầu phễu. Trong phễu tiếp thị, một chiến lược thành công ở phần đầu phễu phải thúc đẩy nhận thức thương hiệu thông qua tương tác có ý nghĩa với người tiêu dùng. Một trong những rào cản lớn nhất mà một thương hiệu phải đối mặt là gây được chú ý và xác định rằng những người mà họ đang tìm cách tiếp cận nhìn thấy và chấp nhận thương hiệu của họ. Việc thúc đẩy sự gắn bó với thương hiệu đi kèm với sở thích thương hiệu không chỉ đơn giản là một chỉ báo cho thấy nhận thức thương hiệu của bạn đã phát triển, mà thương hiệu của bạn còn gây được ấn tượng với người tiêu dùng đến mức được họ ưu tiên trong quá trình họ mua hàng.
Hơn nữa, một khi đã xây dựng được sở thích thương hiệu, một thương hiệu nổi tiếng sẽ có khả năng tự quảng cáo cho chính mình (nói một cách đơn giản). Cho dù là thông qua một hình ảnh thương hiệu đáng nhớ, một trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt hay một cái tên thương hiệu đáng nhớ với những khách hàng tiềm năng, những điều nhỏ nhặt này đều góp phần xây dựng sở thích thương hiệu, trợ giúp các công ty triển vọng thâm nhập vào thị trường.
Bạn đo lường sở thích thương hiệu như thế nào?
Như đã nói ở trên, điều quan trọng là phải chú ý đến các nỗ lực tiếp thị vì chúng liên quan đến chiến lược nhận thức thương hiệu: những yếu tố có hiệu quả, những yếu tố không có hiệu quả và những điều cần cải thiện.
Đo lường sở thích thương hiệu có vai trò rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp và các thương hiệu mới nổi đang tìm cách đánh giá giá trị thương hiệu của họ. Bước đầu tiên để đo lường sở thích thương hiệu là đánh giá hiệu quả của quảng cáo trong việc thu hút mọi người đến với thương hiệu của bạn.
Amazon Ads cung cấp Amazon Attribution để đo lường tác động trên Amazon của các phương tiện truyền thông ngoài Amazon mà một thương hiệu sử dụng. Họ cũng có thể đo lường sở thích thương hiệu, nhận thức thương hiệu và nâng cao thương hiệu cho các chiến dịch Amazon Ads thông qua các đối tác đo lường hàng đầu trong ngành. Amazon Marketing Cloud (AMC) mang đến cho các nhà quảng cáo mức độ linh hoạt cao hơn nhằm nắm được chuỗi các điểm tiếp xúc mang lại tác động trong hoạt động tiếp thị, đồng thời thu được thông tin toàn diện về cách tương tác hiệu quả nhất với đối tượng khách hàng của họ.
Làm thế nào để gia tăng sở thích thương hiệu?
Sở thích thương hiệu không phải là một yếu tố có thể đạt được trong thời gian ngắn, nhưng bằng cách xây dựng nhận thức, giao tiếp với khách hàng và duy trì sự linh hoạt, bạn có thể xây dựng được sở thích thương hiệu.
1. Chủ động xây dựng nhận thức thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là một bước quan trọng đối với bất kỳ thương hiệu nào muốn gia tăng sở thích thương hiệu. Nếu người tiêu dùng không biết rằng thương hiệu của bạn đang tồn tại, thì họ sẽ không có cơ hội hình thành sở thích thương hiệu với bạn. Nghiên cứu thị trường là một điểm khởi đầu tốt để xác định những cơ hội mà thương hiệu của bạn có được so với tất cả các thương hiệu khác. Thị phần thực tế mà thương hiệu của bạn có thể đặt mục tiêu là gì?
Thiết lập một chiến lược tiếp thị hữu hiệu làm nổi bật các điểm độc đáo của thương hiệu để khách hàng hiểu được tại sao họ nên sẵn lòng dùng thử sản phẩm của bạn. Xác định những khía cạnh đóng vai trò quan trọng đối với bộ nhận diện thương hiệu là điều tối quan trọng – nếu đó là giá trị thương hiệu, thì hãy nhấn mạnh điều đó. Nếu đó là hình ảnh mới mẻ trên mạng xã hội, thì hãy đảm bảo nêu bật điều đó. Điều quan trọng nhất là hãy sẵn sàng thể hiện giá trị và chứng minh bất kỳ tuyên bố nào bạn đưa ra.
2. Tích cực giao tiếp với khách hàng
Người tiêu dùng rất am hiểu và lưu tâm đến những vấn đề xã hội. Họ chú ý đến lời hứa của thương hiệu và hành động của thương hiệu đằng sau lời hứa đó. Nếu muốn thúc đẩy sự gắn bó của khách hàng, thương hiệu của bạn phải thực hiện những điều đã hứa hẹn. Công nghệ đã phá vỡ các rào cản và kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới, mang đến cho người tiêu dùng một thế giới quan toàn diện hơn. Họ đang chứng kiến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, và suy nghĩ lại về các thói quen và cách mua hàng. Nhiều người tiêu dùng đang ủng hộ các phong trào công bằng xã hội với hy vọng tạo ra một xã hội công bằng hơn.1
Người tiêu dùng cũng nhận thức được ảnh hưởng đặc biệt – và thường là ảnh hưởng lớn – của các thương hiệu. Vì vậy, họ đang mong đợi các thương hiệu làm được nhiều điều hơn nữa. Nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới muốn thấy các thương hiệu thể hiện sự đồng cảm và quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề nhân đạo, và đòi hỏi sự cân bằng giữa lợi nhuận và những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội.2
Khả năng có thể truyền đạt thông điệp dựa trên giá trị, cũng như truyền đạt thông điệp về sản phẩm, đến khách hàng một cách kịp thời sẽ giúp thiết lập mối quan hệ với họ. Đổi lại, sự tương tác thương hiệu đó có thể hỗ trợ tạo thêm niềm tin thương hiệu và mối quan hệ trực tiếp mà từ đó có thể phát triển thành lòng trung thành và sở thích thương hiệu.
3. Linh hoạt và sẵn sàng thay đổi
Khả năng thay đổi áp dụng cho cả quảng cáo và nhu cầu của khách hàng. Một thương hiệu phải luôn phát triển cùng với khách hàng của họ, chú ý đến phản hồi của khách hàng trong quá trình hoạt động. Việc thể hiện cam kết với khách hàng có thể giúp thương hiệu tiến xa.
Về mặt quảng cáo và xây dựng khả năng hiển thị cao hơn cho thương hiệu, Amazon Ads cung cấp một số cách để đo lường nhận thức thương hiệu, chẳng hạn như chỉ số mới đối với thương hiệu. Sponsored Brands cung cấp khả năng báo cáo độc đáo với các chỉ số mới đối với thương hiệu, giúp đo lường tổng số khách hàng lần đầu mua hàng của một thương hiệu hoặc tổng doanh số từ khách hàng lần đầu trong 12 tháng qua.
Khi biết rõ nhiều kênh bên ngoài Amazon đóng vai trò quan trọng trong hành trình của khách hàng, bạn có thể thu được thông tin chi tiết từ Amazon Attribution về cách thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn tiếp cận các đối tượng khách hàng mới. Bảng điều khiển sẽ giúp bạn hợp nhất các chỉ số đo lường quảng cáo trên các kênh tìm kiếm, mạng xã hội, video, hiển thị và email. Việc hiểu rõ tác động của quảng cáo kỹ thuật số trên nhiều điểm tiếp xúc sẽ giúp bạn thúc đẩy nhận thức thương hiệu và đạt được các mục tiêu tiếp thị thương hiệu của mình.
Tìm hiểu thêm về AMC và đo lường chiến dịch với Amazon Attribution.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.
1-2 Environics Research, “Amazon Ads | Chủ đề người tiêu dùng trên toàn cầu với các giá trị xã hội”, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, 2021