Hướng dẫn

OKR (mục tiêu và kết quả chính) là gì?

Định nghĩa, tầm quan trọng và ví dụ

Mục tiêu và kết quả chính (OKR) là một phương pháp đặt mục tiêu dùng để xác định các mục tiêu có thể đo lường được và theo dõi kết quả của chúng. Trong khuôn khổ này, mục tiêu chỉ mục tiêu cuối cùng và kết quả chính chỉ cách thức để đạt được mục tiêu đó.

Bắt đầu sử dụng Amazon Ads để hiển thị các sản phẩm của bạn và tạo chiến dịch.

Nếu bạn có kinh nghiệm hạn chế, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.

Đo lường và tối ưu hóa mọi lượt hiển thị với thông tin chi tiết phong phú của chúng tôi về hoạt động mua sắm, phát trực tuyến cũng như duyệt web.

Sử dụng Amazon Attribution để đo lường hiệu suất chiến dịch trên các kênh tiếp thị khác của bạn.

Cho dù bạn là một giám đốc điều hành của doanh nghiệp đa quốc gia, một đội ngũ sáng tạo làm việc trong một dự án đầy thử thách, hay một cá nhân đầy hoài bão khởi nghiệp với một thương hiệu, sẽ luôn có một số mục tiêu kinh doanh rõ ràng mà bạn muốn đạt được. Một cách để thiết lập các mục tiêu đó và đo lường tiến trình hướng tới chúng là thiết lập các mục tiêu và kết quả chính, hay còn gọi là OKR. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về các khái niệm cơ bản của OKR, giải thích tại sao chúng quan trọng và cho thấy cách bạn có thể thiết lập OKR để định hướng cho bạn trong tiến trình hướng tới kết quả cho doanh nghiệp của mình.

OKR (mục tiêu và kết quả chính) là gì?

Doanh nhân kiêm kỹ sư Andy Grove thường được cho là người đã phổ biến khái niệm về mục tiêu và kết quả chính, còn gọi là OKR, trong những năm 1970 trong khoảng thời gian ông làm việc tại Intel. OKR được định nghĩa là một hệ thống mà các cá nhân, nhóm và tổ chức sử dụng để giúp xác định mục tiêu của họ và theo dõi các kết quả đạt được. Như Grove đã giải thích trong cuốn sách năm 2018 của John Doerr Measure What Matters (Đo lường những điều quan trọng): “Kết quả chính phải có thể đo lường được. Cuối cùng, bạn phải có thể biết rõ ngay, không viện đến lý lẽ nào: Mình đạt được mục tiêu hay không đạt được? Có hay không? Đơn giản như vậy thôi. Không cần đến phán đoán nào”. 1 Những OKR này cần phải có thể kiểm chứng và đo lường được với một giá trị số hoặc trên bất kỳ thang đo nào từ 0% đến 100%. Trong khuôn khổ này, mục tiêu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả chính là cách thức bạn sẽ đạt được mục tiêu đó.

Tại sao OKR lại quan trọng?

OKR thiết lập các mục tiêu rõ ràng cho các tổ chức để cùng hướng tới. OKR giống như chiếc cúp vào cuối một giải đấu dài mà đội bóng muốn giành được. Chúng cung cấp một mục tiêu đo lường được cho một tổ chức, nhóm hoặc cá nhân để phấn đấu. Đối với các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn, Doerr viết, “OKR giống như một công cụ sinh tồn... Các mục tiêu có cấu trúc mang lại cho những người ủng hộ một thước đo thành công”. Ở các công ty quy mô vừa đang phát triển nhanh chóng, OKR là “ngôn ngữ chung cho quá trình thực hiện. Chúng làm rõ kỳ vọng... Chúng cung cấp cho nhân viên cái đích chung để hướng tới, theo bộ phận và trong toàn công ty”. Và ở các doanh nghiệp lớn hơn, “OKR là biển báo đường có đèn. Chúng phá hủy các silo và nuôi dưỡng mối liên hệ giữa những người đóng góp ở nhiều nơi khác nhau”.

Theo một nghiên cứu phổ biến từ các nhà nghiên cứu Chris Mason và Joe Kutter, “ngay cả việc sử dụng rất ít OKR cũng dẫn đến mức hiệu suất cao hơn, bao gồm mức tăng 8,5% trong doanh số hàng giờ tại một tổng đài. Việc sử dụng OKR thường xuyên đã mang lại mức tăng 11,5% về cơ hội nâng lên tiêu chuẩn hiệu suất cao hơn trong số các cộng tác viên của họ”.2

OKR khác với KPI như thế nào?

Doanh nghiệp của bạn cũng có thể quen thuộc với các chỉ số hiệu suất chính, còn gọi là KPI, như một cách khác để đo lường mức độ thành công. Mặc dù chúng thường được phối hợp với nhau, KPI khác với OKR về cách chúng được sử dụng để định hướng phạm vi kinh doanh rộng hơn. KPI là một chỉ số đo lường hiệu quả công việc độc lập có thể áp dụng cho một chương trình, dự án hoặc sáng kiến kinh doanh khác. Còn OKR không chỉ đo lường hiệu quả công việc mà còn cung cấp bối cảnh cho một mục tiêu rộng hơn của một tổ chức. Ví dụ: một KPI có thể là mức tăng X% trong doanh số bán hàng. Còn một OKR có thể đặt ra mục tiêu tăng sự gắn bó với thương hiệu, với kết quả chính là tăng lượng khách hàng quen thêm 30% và tăng điểm tương tác của khách hàng thêm 20%.

Lợi ích của OKR là gì?

Như Doerr đã nêu trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Business Review, những lợi ích của OKR có thể được ghi nhớ với từ viết tắt FACTS, là từ viết tắt của focus (tập trung), alignment (điều chỉnh), commitment (cam kết), tracking (theo dõi) và stretching (thúc đẩy).3 Các tổ chức có thể tìm thấy một vài mục tiêu cần tập trung và một vài kết quả chính để đo lường tiến trình hướng tới từng mục tiêu; điều này mang lại cho các đội nhóm một mục tiêu rõ ràng, xác định. Từ đó, các đội nhóm có thể thống nhất về cách họ sẽ đạt được tầm nhìn chung này. Cam kết là quá trình mà qua đó các đội nhóm hoặc cá nhân vạch ra các bước họ sẽ thực hiện để duy trì trách nhiệm và làm việc hướng tới các mục tiêu này. Theo dõi là phương tiện thông qua đó các chỉ số OKR được đo lường theo thời gian. Và thúc đẩy giúp các cá nhân hoặc tổ chức tự thôi thúc bản thân hướng tới những mục tiêu lớn hơn, tham vọng hơn.

Làm thế nào để vạch ra OKR?

1. Đặt mục tiêu

Quá trình vạch ra OKR phù hợp nên bắt đầu với việc thiết lập mục tiêu. Là một đội nhóm hoặc một tổ chức, bạn nên bắt đầu bằng cách thống nhất về tầm nhìn chung cho tương lai của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể phát triển một vài mục tiêu chính dẫn đến mục tiêu tổng thể cho doanh nghiệp. Các mục tiêu này phải rõ ràng, truyền cảm hứng, có thể thực thi, cụ thể và có thể đo lường được. Một ví dụ về mục tiêu có thể là cải thiện sự hài lòng của khách hàng và sự gắn bó trong quý tiếp theo. Đây là một mục tiêu có thể giúp đạt được tầm nhìn của một tổ chức về việc trở thành một công ty luôn ưu tiên khách hàng.

2. Tạo một chiến lược kỹ lưỡng

Sau khi thiết lập mục tiêu của mình, bạn cần phải chuyển sang cách thức bạn sẽ hoàn thành mục tiêu đó. Kết quả chính là các mốc quan trọng có thể đo lường được giúp bạn nắm được bạn đang đi được đến đâu trong quá trình hướng tới mục tiêu này. Trong ví dụ về mục tiêu cải thiện sự hài lòng của khách hàng ở trên, kết quả chính có thể là tăng X% về khách hàng quen, tăng X% về đánh giá của khách hàng và tăng X% về tỷ lệ phản hồi tích cực trong các cuộc khảo sát dịch vụ khách hàng.

3. Thiết lập mục tiêu và bắt tay thực hiện

Sau khi thiết lập OKR, bạn sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch hành động. Để làm điều này, đội nhóm hoặc tổ chức cần phải thống nhất về quy trình phù hợp để đạt được các OKR này. Quay lại ví dụ về sự hài lòng của khách hàng, có lẽ một cách để tăng tỷ lệ phản hồi tích cực trong các cuộc khảo sát dịch vụ khách hàng là bằng cách thiết lập chương trình đào tạo hiệu quả hơn cho các nhân viên tương tác với khách hàng hoặc cải thiện trải nghiệm người dùng của một trang web dành cho khách hàng.

4. Theo dõi tiến độ

Nhiều tổ chức theo dõi OKR của họ thông qua các bảng tính hoặc sử dụng các cơ chế khác để biểu diễn trực quan và cập nhật tiến độ hướng tới các mục tiêu kinh doanh. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn theo dõi tiến độ hướng tới các kết quả chính để biết bạn cần thay đổi chiến lược như thế nào để đạt được mục tiêu của mình. Điều này sẽ cung cấp cho bạn, đội nhóm hoặc tổ chức của bạn một con đường rõ ràng để đạt được thành công.

Một số ví dụ về OKR là gì?

Nghiên cứu điển hình

Năm 2021, Mountain House, một thương hiệu chuyên về thực phẩm khô đông lạnh dành cho những người thích thám hiểm, có mục tiêu tăng cường mức độ cân nhắc, thu hút người mua và đạt được vị trí tốt hơn trong danh mục hàng cắm trại và du lịch bụi. Để theo dõi những mục tiêu này, Mountain House xem xét các lượt hiển thị quảng cáo, doanh số bán hàng, khách hàng mới đối với thương hiệu (NTB) và lượt tìm kiếm về thương hiệu.

Sử dụng Dịch vụ giới thiệu về Sponsored Display (SDOS) và Amazon DSP, Mountain House nhận thấy số lượt hiển thị quảng cáo tăng 32%, số lượt nhấp chuột tăng 43%, đơn đặt hàng tăng 27% và doanh số tăng 36% trong chiến dịch SDOS từ tháng 6 đến tháng 8. Khoảng 50% đơn đặt hàng này đến từ các khách hàng NTB, có nghĩa là những người này chưa mua sản phẩm từ Mountain House trong 12 tháng trước đó. Mountain House cũng nhận thấy số lượt tìm kiếm về thương hiệu của họ tăng trung bình 54% trong thời gian chạy chiến dịch.

Mountain House

Nghiên cứu điển hình

Trong FIFA World Cup năm 2022 ở Qatar, Unilever đã đặt mục tiêu tiếp cận đối tượng khách hàng mới ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út. Để theo dõi tiến độ hướng tới mục tiêu này, Unilever đã xem xét các lượt truy cập vào gian hàng thương hiệu, số lượt hiển thị và khách hàng NTB. Trong thời gian chạy chiến dịch, hơn 1,1 triệu người mua sắm trên khắp Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út đã truy cập Gian hàng của thương hiệu Unilever. Chiến dịch này, bao gồm cả một quảng cáo tiếp quản trang chủ và hoạt động Amazon DSP đi kèm, đã tạo ra hơn 32 triệu lượt hiển thị. Trong số những người mua sắm từ Gian hàng của thương hiệu Unilever, 64% là khách hàng mới đối với thương hiệu, điều này cho thấy chiến dịch cũng đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu.

Gian hàng Unilever

Nghiên cứu điển hình

Năm 2022, PepsiCo muốn kết nối với nhóm khách hàng mới đối với thương hiệu thuộc thế hệ Y khi tung ra một sản phẩm mới, Cheetos Mac 'n Cheese. Để theo dõi tiến độ hướng tới mục tiêu này, Cheetos và Amazon Ads đã xem xét sự gia tăng trong nhận thức về quảng cáo và mức tăng về ý định mua hàng cũng như sự yêu thích thương hiệu. Kết quả từ chiến dịch của Cheetos Mac 'n Cheese cho thấy sự gia tăng về các KPI trên toàn bộ phễu, đặc biệt là nhận thức về quảng cáo, với mức tăng 8,7% theo báo cáo của Kantar Brand Lift Insights. Điều này cho thấy thương hiệu Cheetos Mac 'n Cheese đã gây được ấn tượng tốt với nhóm đối tượng khách hàng thế hệ Y mà Cheetos tiếp cận được nhờ Amazon Ads. Ngoài ra, nhờ quảng cáo hiển thị được sử dụng trong chiến dịch của họ, Cheetos đã thu được mức tăng đáng kể trong ý định mua hàng (5,3%) và sự yêu thích thương hiệu (6,3%), cùng với nhận thức về quảng cáo.

Cheetos Mac ’n Cheese

1 John Doerr, Đo lường những điều quan trọng: Cách Google, Bono và Gates Foundation gây ấn tượng cho thế giới với OKR, 2018
2 Ben Lamorte, “Nghiên cứu về Sears Holding Company cho thấy OKR tác động đến thu nhập ròng”, 2015
3 Harvard Business Review, “Cách VC John Doerr đặt ra (và đạt được) mục tiêu”, 2018