Hướng dẫn

Chiến lược thương hiệu là gì?

Định nghĩa, tầm quan trọng và ví dụ

Chiến lược thương hiệu là phương pháp tiếp thị tổng thể mà các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng nhận thức thương hiệu, tiếp cận và kết nối với khách hàng. Chiến lược thương hiệu kết hợp mọi thứ từ giọng nói, cách kể chuyện, sứ mệnh, giá trị và thông điệp của thương hiệu. Một chiến lược thương hiệu thành công giúp các thương hiệu xác định mục tiêu kinh doanh và lập kế hoạch kết nối với người tiêu dùng.

Bắt đầu sử dụng Amazon Ads để hiển thị các sản phẩm của bạn và tạo các chiến dịch.

Nếu bạn có kinh nghiệm hạn chế, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.

Tận dụng định dạng quảng cáo hấp dẫn nhất để truyền đạt câu chuyện thương hiệu của bạn. Liên hệ để nhận hỗ trợ trực tiếp về chiến dịch video đầu tiên của bạn.

Hỗ trợ khách hàng khám phá ra thương hiệu và sản phẩm của bạn bằng các quảng cáo xuất hiện trong kết quả mua sắm thích hợp trên Amazon.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là kế hoạch mà qua đó một doanh nghiệp có thể định nghĩa và tạo hình ảnh nhận diện tích cực với người tiêu dùng. Kết hợp mọi thứ từ phương thức kể chuyện, giá trị, bề ngoài và sứ mệnh, một chiến lược thương hiệu tổng thể là cách một doanh nghiệp truyền đạt lời hứa của mình tới người tiêu dùng. Một chiến lược thương hiệu thành công giúp một doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng thông qua việc tạo dựng bản sắc độc đáo và đáng nhớ của riêng mình.

Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng?

Chiến lược thương hiệu là một kế hoạch dài hạn để một doanh nghiệp truyền đạt mục đích của mình chứ không chỉ là logo, tên và các yếu tố quảng cáo. Chiến lược thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng vì nó giúp một doanh nghiệp trở nên nổi bật và kết nối với người tiêu dùng để thúc đẩy nhận thức thương hiệulòng trung thành. Thông qua chiến lược thương hiệu, một doanh nghiệp có thể tạo dựng giọng nói, chia sẻ câu chuyện và thể hiện giá trị của mình. Giá trị của một thương hiệu rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Theo một nghiên cứu gần đây của Amazon Ads và Environics Research, 79% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ các thương hiệu có giá trị phù hợp với giá trị của riêng họ.

Những điều cơ bản của chiến lược thương hiệu là gì?

Trong khi logo, tên và diện mạo của thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định một doanh nghiệp, thì chiến lược thương hiệu lại vượt ra ngoài nội dung sáng tạo trực quan này và trở thành hệ tư tưởng chủ đích của thương hiệu. Các yếu tố của một chiến lược thương hiệu thành công nên bao gồm cân nhắc kỹ lưỡng về điều gì tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu và câu chuyện mà thương hiệu đó muốn truyền đạt tới người tiêu dùng. Các yếu tố này bao gồm:

  • Mục đích
  • Sứ mệnh
  • Bản sắc
  • Giá trị
  • Tiếng nói
  • Câu chuyện
  • Tính độc đáo
  • Cảm xúc
  • Giao tiếp bằng hình ảnh và văn bản

Khuôn khổ chiến lược thương hiệu

Khi bắt đầu xây dựng khuôn khổ cho chiến lược thương hiệu của bạn, hãy bắt đầu bằng cách xem xét một số câu hỏi, ví dụ:

Thương hiệu của tôi đại diện cho điều gì?

  • Chúng tôi là ai, và làm thế nào để chúng tôi truyền đạt điều đó tới người tiêu dùng?
  • Điều gì tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của chúng tôi? Điều gì làm cho chúng tôi trở nên độc đáo?
  • Điều gì tạo động lực cho thương hiệu của chúng tôi tạo ra sản phẩm này, và điều gì thúc đẩy người tiêu dùng của chúng tôi?
  • Chúng tôi muốn tương tác với người tiêu dùng như thế nào và ở đâu?
  • Chúng ta muốn kể câu chuyện gì về thương hiệu của mình?
  • Giá trị thương hiệu của chúng ta là gì và tại sao các giá trị này cũng quan trọng đối với người tiêu dùng của chúng ta?

Làm thế nào để bạn xây dựng một chiến lược thương hiệu?

Tạo ra chiến lược thương hiệu thành công là nhiệm vụ/ công việc quan trọng đối với các chuyên gia tiếp thị đang tìm cách thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ và lâu dài trên thị trường. Năm bước chính để xây dựng chiến lược thương hiệu bao gồm: 1) xác định thương hiệu của bạn, 2) tìm hiểu đối tượng khách hàng, 3) phát triển phong cách hình ảnh của thương hiệu, 4) kể câu chuyện thương hiệu, 5) linh động và sẵn sàng thay đổi. Bằng cách làm theo các bước sau, các chuyên gia tiếp thị có thể giúp thương hiệu đạt được độ nhận diện cao hơn, khách hàng thân thiết, niềm tin thương hiệu và thành công lâu dài.

Bước 1. Xác định thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu của bạn cần làm nổi bật những ý tưởng và nguồn cảm hứng cho sự ra đời của thương hiệu. Một tầm nhìn mạnh mẽ sẽ nhấn mạnh các điểm chính tạo nên sự khác biệt của thương hiệu của bạn so với các thương hiệu khác và giúp xây dựng mối gắn kết về mặt cảm xúc và mối gắn kết cá nhân với khách hàng. Tầm nhìn này sẽ phản ánh chiến lược kinh doanh cũng như đóng vai trò là động lực cho bạn và nhân viên của bạn trong quá trình đưa thương hiệu của mình tiến về phía trước.

Tuyên bố sứ mệnh khác với tầm nhìn thương hiệu ở chỗ tuyên bố sứ mệnh phải xác định mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn, cũng như cách tiếp cận và hành động bạn sẽ thực hiện để theo đuổi các mục tiêu đó. Tuyên bố sứ mệnh phải tập trung vào khách hàng để họ hiểu rõ tuyên bố này phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ ra sao, cũng như cách thương hiệu của bạn có thể phục vụ họ tốt nhất.

Bước 2. Hiểu rõ đối tượng khách hàng

Khi xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn nên nghiên cứu cặn kẽ để khám phá nhu cầu của cơ sở khách hàng và các cơ hội để tiếp cận các khách hàng mới đối với thương hiệu và sản phẩm của bạn. Điều quan trọng là phải nghiên cứu các dịch vụ hiện có trước khi đâm đầu vào việc tạo ra một sản phẩm hoặc nội dung mới, để đảm bảo thương hiệu của bạn sẽ không lãng phí thời gian hoặc các tài nguyên quý báu vào thứ mà khách hàng không thích.

Tiếp theo, bạn sẽ cần hiểu các đối tượng khách hàng của mình là ai và họ mong muốn điều gì. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh trải nghiệm thương hiệu của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ.

Bước 3. Phát triển kiểu trình bày trực quan của thương hiệu

Hướng dẫn kiểu trình bày trực quan là tài liệu tham khảo phác thảo tất cả các yếu tố trực quan liên quan đến thương hiệu của bạn và đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt các tài liệu hỗ trợ tiếp thị dạng in ấn hoặc quảng cáo mà bạn tạo ra. Sự nhất quán này sẽ giúp tạo ra một hình ảnh dễ nhận biết cho doanh nghiệp của bạn và trải nghiệm thương hiệu mà khách hàng sẽ có thể phân biệt với các thương hiệu khác.

Việc lựa chọn phông chữ có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn. Hãy xem xét các giá trị và sứ mệnh công ty của bạn khi xác định các phông chữ truyền tải hiệu quả nhất thông điệp đó cho thương hiệu, liệu bạn muốn thúc đẩy cảm giác tin tưởng và an toàn hay sự vui vẻ và hứng thú.

Các nội dung trực quan này có thể được sử dụng để phản ánh thương hiệu của bạn ở tất cả các điểm tiếp xúc với người mua hàng trực tuyến và có thể giúp thúc đẩy sự tương tác với thương hiệu cũng như doanh số bán sản phẩm của bạn. Một lần nữa, hãy xem xét các yếu tố cảm xúc và cảm nhận bạn muốn thôi thúc ở khách hàng khi tạo các nội dung này.

Màu sắc bạn chọn để đại diện thương hiệu của mình có thể truyền đạt ý nghĩa và tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khi chọn màu sắc cho thương hiệu, hãy bắt đầu với chỉ ba hoặc bốn lựa chọn dựa trên những gì bạn muốn khách hàng cảm nhận khi họ nhìn thấy thương hiệu của bạn hoặc ấn tượng bạn muốn tạo ra.

Bước 4. Kể câu chuyện thương hiệu

Dù là thông qua trang web, quảng cáo hay sự hiện diện của bạn trên truyền thông xã hội, mọi chiến lược thương hiệu cần phải kể một câu chuyện có tác động mạnh để kết nối với khách hàng.

Người tiêu dùng rất am hiểu và lưu tâm đến những vấn đề xã hội. Họ chú ý đến lời hứa của thương hiệu và hành động của thương hiệu đằng sau lời hứa đó. Nếu muốn thúc đẩy sự gắn bó của khách hàng, thương hiệu của bạn phải thực hiện những điều đã hứa hẹn. Công nghệ đã phá vỡ các rào cản và kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới, mang đến cho người tiêu dùng một thế giới quan toàn diện hơn. Họ đang chứng kiến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, và suy nghĩ lại về các thói quen và cách mua hàng. Nhiều người tiêu dùng đang ủng hộ các phong trào công bằng xã hội với hy vọng tạo ra một xã hội công bằng hơn.

Người tiêu dùng cũng nhận thức được ảnh hưởng đặc biệt – và thường là ảnh hưởng lớn – của các thương hiệu. Vì vậy, họ đang mong đợi các thương hiệu làm được nhiều điều hơn nữa. Nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới muốn thấy các thương hiệu thể hiện sự đồng cảm và quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề nhân đạo, và đòi hỏi sự cân bằng giữa lợi nhuận và những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội.

Khả năng có thể truyền đạt thông điệp dựa trên giá trị, cũng như truyền đạt thông điệp về sản phẩm đến khách hàng một cách kịp thời sẽ giúp thiết lập mối quan hệ với họ. Đổi lại, sự tương tác thương hiệu đó có thể giúp tạo thêm niềm tin thương hiệu và mối quan hệ trực tiếp mà từ đó có thể phát triển thành sở thích và lòng trung thành với thương hiệu.

Bước 5. Linh hoạt và sẵn sàng thay đổi

Một thương hiệu phải luôn phát triển cùng với khách hàng của họ, chú ý đến phản hồi của khách hàng trong quá trình hoạt động. Việc thể hiện cam kết với khách hàng có thể giúp thương hiệu tiến xa. Liên tục đo lường hiệu quả của chiến lược thương hiệu và điều chỉnh khi cần thiết. Việc sử dụng phản hồi của khách hàng và chỉ số thương hiệu có thể giúp bạn xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Hãy theo dõi các xu hướng thị trường và những cách kể câu chuyện thương hiệu sáng tạo, từ đó đảm bảo thương hiệu của bạn luôn phù hợp và thu hút.

Các ví dụ về chiến lược thương hiệu

Blog

Năm 2014, James Fayal đã có ý tưởng về một sản phẩm thức uống năng lượng nhẹ hơn, có lợi cho sức khỏe hơn có nguồn gốc từ trà và ra mắt thương hiệu nước giải khát Zest Tea. Với sự trợ giúp của Amazon Ads và các tài nguyên giáo dục từ bảng điều khiển học tập trong quá trình hoạt động, Fayal đã phát triển Zest Tea thành một thương hiệu nổi tiếng trên toàn quốc, được bán tại hàng nghìn cửa hàng truyền thống và bán trực tuyến. Năm 2020, anh đã lọt vào danh sách Forbes 30 cho những người dưới 30 tuổi và đã mở rộng thương hiệu này để không chỉ cung cấp trà đóng gói, mà còn có đồ uống năng lượng trà đá đóng hộp, trà CBD, trà sủi bọt và nhiều sản phẩm khác.

Sản phẩm Zest Tea

Blog

Được truyền cảm hứng từ nỗ lực tìm kiếm một con búp bê trông giống con gái mình, Melissa Orijin đã ra mắt thương hiệu đồ chơi Orijin Bees vào năm 2018. Kể từ đó, Orijin Bees đã phát triển thành một công ty đồ chơi truyền cảm hứng cho người tiêu dùng trên khắp nước Mỹ. Thương hiệu Orijin Bees của cô sản xuất ra những con búp bê cho nhiều nền văn hóa với nước da và kết cấu tóc khác nhau, và đã được nhiều người nổi tiếng vinh danh, như Forbes, Favorite Things của Oprah, và Toys We Love của Amazon. Với sự giúp đỡ từ Black Business Accelerator của Amazon, mong muốn khích lệ con gái của Orijin đã tạo ra sự đột phá trong ngành đồ chơi.

Sản phẩm của Orijin Bees

Làm thế nào để bạn xây dựng chiến lược thương hiệu trên Amazon?

Bằng cách tạo sự hiện diện có sức hút cho thương hiệu trên Amazon, bạn có thể tiếp cận khách hàng ở nơi họ đang mua sắm và tìm kiếm cảm hứng cho lần mua hàng tiếp theo.

Amazon có sẵn các công cụ bạn cần để tạo nền tảng cho thương hiệu - từ việc đăng ký và bảo vệ thương hiệu tới việc tối ưu hóa các trang sản phẩm, quảng cáo sản phẩm của bạn và tạo các trải nghiệm mua sắm miễn phí với thương hiệu.

Việc tạo một chiến dịch thương hiệu gắn kết có thể giúp bạn thiết lập mối liên kết với khách hàng trên Amazon và giúp khách hàng hào hứng với việc mua hàng từ thương hiệu của bạn, bất kể khách hàng đang ở đâu trong hành trình mua sắm: lướt xem để tìm kiếm ý tưởng, cân nhắc một số thương hiệu và sản phẩm cụ thể hoặc đang mua hàng.

Amazon Ads cung cấp một loạt các sản phẩm tự phục vụ miễn phí và trả phí mà bạn có thể sử dụng để tạo chiến lược thương hiệu có thể mở rộng quy mô. Bạn có thể kết hợp các giải pháp này để giúp người mua hàng tìm hiểu thêm về toàn bộ dòng sản phẩm của mình và kể câu chuyện của bạn theo đúng ý định một cách lôi cuốn.

Để giúp bạn bắt đầu, chúng tôi đã tập hợp một danh sách kiểm tra mà bạn có thể tuân theo nhằm kiểm soát trải nghiệm thương hiệu trên Amazon và giúp doanh nghiệp của bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc chạy quảng cáo.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.