Tìm hiểu và tiếp thị lại tới các đối tượng khách hàng mua hàng xa xỉ
Nghiên cứu mới từ Vogue Business và Amazon Ads đã cho thấy thông tin chi tiết hơn về cách các nhà quảng cáo có thể tiếp thị lại tới các đối tượng khách hàng mua hàng xa xỉ
Không chỉ dành cho những người siêu giàu có, hàng xa xỉ dành cho tất cả mọi người. Nghiên cứu mới do Vogue Business kết hợp với Amazon Ads thực hiện đã cho thấy nhóm khách hàng đam mê ngành hàng xa xỉ này là ai và tìm hiểu sâu vào lý do tại sao người tiêu dùng mua hàng xa xỉ. Nghiên cứu này khảo sát hơn 1.000 người tiêu dùng ngành hàng xa xỉ ở Mỹ, giúp các thương hiệu và nhà quảng cáo xác định nhu cầu của các nhóm người tiêu dùng khác nhau. Tiêu chí khảo sát bao gồm số tiền người mua chi tiêu, số lượng mặt hàng xa xỉ được mua và tần suất họ mua các mặt hàng xa xỉ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đem đến thông tin chi tiết riêng về nội dung quảng cáo mà người mua hàng xa xỉ ưu tiên — không chỉ khi mua sắm mà còn trong cả các hoạt động hàng ngày, như thưởng thức các chương trình truyền hình yêu thích.
Để giúp các nhà quảng cáo ngành hàng xa xỉ hiểu rõ yếu tố thúc đẩy người mua hàng xa xỉ mua hàng, chúng tôi đã tổng hợp 10 kết quả từ cuốn sách trắng mới nhất -Tìm hiểu và tiếp thị lại tới các đối tượng khách hàng mua hàng xa xỉ.
Các thuật ngữ cần biết
Người mua các mặt hàng xa xỉ
Những người mua hàng đã chi từ 1.000 USD trở lên cho các mặt hàng quần áo, giày dép, phụ kiện và đồ da nhỏ được sản xuất từ các thương hiệu xa xỉ hoặc mua nhiều hơn một mặt hàng xa xỉ có giá trên 500 USD trong 12 tháng qua
Người mua hàng xa xỉ số lượng lớn
Những người mua hàng đã mua ít nhất 5 mặt hàng thời trang cao cấp có giá trên $500 trở lên trong năm qua
Người mua hàng xa xỉ số lượng thấp
Những người mua hàng đã mua dưới 5 mặt hàng thời trang cao cấp có giá trên $500 trở lên trong năm qua
$150K+ HHI
Người mua sắm có mức thu nhập hộ gia đình từ $150.000 trở lên
$50K–$149.999 HHI
Người mua sắm có mức thu nhập hộ gia đình từ $50,000 đến $149.999
10 điểm rút ra từ báo cáo
- Các nhóm có mức thu nhập hộ gia đình từ $50.000 — $149.999 chiếm phần lớn trong tổng số người tiêu dùng hàng xa xỉ (59%) và người mua số lượng lớn (58%). Dữ liệu này cho thấy một tệp người tiêu dùng rộng hơn nhiều, vượt ra ngoài nhóm nhân khẩu học “giàu có” điển hình, đang mua nhiều mặt hàng xa xỉ (trung bình cứ sau 2,4 tháng). Bất kể mức thu nhập, các mặt hàng xa xỉ có thể là món quà cho bất cứ ai.
- Trong số những người mua sắm mặt hàng xa xỉ được khảo sát, xét về nguồn mua hàng, đề xuất và đánh giá cho các giao dịch mua hàng xa xỉ, gian hàng bán lẻ trên Amazon tỏ ra phổ biến hơn so với các nền tảng mạng xã hội (ví dụ: Instagram, Facebook, TikTok).
- 67% người mua hàng xa xỉ tương tác trên các gian hàng bán lẻ của Amazon nhiều lần một tuần trở lên. Điều này mở ra cơ hội quảng cáo tại nơi những người mua sắm hàng xa xỉ thường xuyên duyệt web.
- 76% người mua sắm hàng xa xỉ với số lượng lớn mua sắm trực tuyến ít nhất một lần một tuần. Điều này cho thấy rằng những người mua hàng xa xỉ thường cân nhắc về lần mua hàng tiếp theo hàng tuần.
- 81% người mua hàng xa xỉ với số lượng lớn xem nội dung thông qua các dịch vụ phát trực tuyến ít nhất một lần một tuần. Các thương hiệu có thể thúc đẩy và tăng khả năng hiển thị cho các sản phẩm của mình bằng cách tiếp thị lại tới người mua hàng thông qua các kênh giải trí.
- 31% người mua hàng xa xỉ được khảo sát tương tác với Twitch. Xét về phân loại tổng số người trả lời theo số lượng lớn so với số lượng nhỏ, 56% người mua hàng xa xỉ với số lượng lớn thường sử dụng Twitch (ít nhất một lần một tuần).
- Việc mua các món đồ xa xỉ thường là để tự thưởng cho bản thân. Khoảng 46% trên tổng số người mua hàng xa xỉ được khảo sát thường tìm kiếm các sản phẩm thời trang và phụ kiện sang trọng khi họ muốn thưởng hoặc tự thưởng cho bản thân.
- Khen thưởng và “tự thưởng cho bản thân” là động lực đặc biệt lớn ở những người mua hàng mua ít sản phẩm xa xỉ hơn: 50% người mua hàng với số lượng nhỏ đồng ý rằng họ thường tìm kiếm các sản phẩm thời trang và phụ kiện sang trọng để tự thưởng cho bản thân, tỷ lệ này ở nhóm người mua hàng số lượng lớn chỉ chiếm trên một phần ba (37%). Các thương hiệu có thể sử dụng thông điệp tự thưởng cho bản thân để thôi thúc hành động ở nhóm những người mua hàng này.
- Xu hướng tự thưởng cho bản thân này đặc biệt đúng với những người mua hàng có mức thu nhập hộ gia đình từ 150.000 USD, trong đó hơn một nửa (51%) thừa nhận rằng “khen thưởng/tự thưởng cho bản thân” là lý do để mua sắm.
- 42% trên tổng số những người mua sắm hàng xa xỉ được khảo sát cho biết họ mua sắm khi tìm thấy sản phẩm độc đáo mà bản thân yêu thích. Để nêu bật tính độc đáo, các nhà quảng cáo có thể nhấn mạnh tính độc quyền, cá nhân hóa hoặc phiên bản giới hạn trong thông điệp của thương hiệu để thu hút các đối tượng khách hàng trong các hoạt động tiếp thị.
- Đối với nhóm người mua hàng có mức thu nhập hộ gia đình từ 50.000 — 149.999 USD, giảm giá và chiết khấu là lý do phổ biến thứ ba cho việc mua sắm các sản phẩm xa xỉ - điều được ghi nhận bởi 33% số người trả lời khảo sát. Các nhà quảng cáo có cơ hội tương tác với các nhóm thu nhập này bằng cách cung cấp các chương trình khuyến mãi đặc biệt và nhấn mạnh khoản tiết kiệm hoặc giá trị trong thông điệp thương hiệu.
- 40% người mua hàng có mức thu nhập hộ gia đình từ 150.000 USD trở lên bắt đầu lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sớm (trước hai đến ba tháng). Điều này giúp các nhà quảng cáo có thêm nhiều thời gian để lên kế hoạch tương tác và điều chỉnh lời kêu gọi hành động phù hợp với hành trình ra quyết định của người tiêu dùng. Ví dụ: một thương hiệu có thể tùy chỉnh thông điệp hoặc trải nghiệm của thương hiệu cho nhóm người mua hàng có mức thu nhập hộ gia đình từ 150.000 USD trở lên với thông điệp liên quan có nội dung: “Hãy tự thưởng cho bản thân bằng cách nhanh tay mua sắm từ sớm các sản phẩm có ưu đãi đặc biệt. Bạn xứng đáng với điều này”.