Các chiến lược của Dentsu về cách các thương hiệu có thể xây dựng lòng tin và mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng

Ngày 22 tháng 11 năm 2022 | Tác giả: Jareen Imam, Giám đốc nội dung và biên tập cấp cao

Người phụ nữ mỉm cười trong khi sử dụng máy tính bảng

Bài đăng blog này nằm trong khuôn khổ tin bài về hội nghị thường niên unBoxed của Amazon Ads. Tại hội nghị năm 2022, các nhà quảng cáo hàng đầu đã tụ họp để xem các sản phẩm mới nhất của chúng tôi và thảo luận về cách mà các thương hiệu đang tạo ra những phát minh mới vì khách hàng của họ.

Bạn đã bỏ lỡ sự kiện?
Khám phá thêm thông tin từ hội nghị unBoxed 2022.

Khi tình trạng phân tán đối tượng tiếp diễn, các thương hiệu không chỉ phải suy nghĩ về cách tiếp cận người tiêu dùng mới, mà còn phải cân nhắc cách phát triển các kết nối có ý nghĩa với những người tiêu dùng đó để chiếm vị trí hàng đầu trong lòng họ.

Tại hội nghị thường niên unBoxed 2022 của Amazon Ads, được tổ chức tại Trung tâm Jacob Javits ở thành phố New York từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 10, chúng tôi đã trao đổi cùng với Kavita Cariapa, Phó chủ tịch cấp cao về chiến lược thương mại điện tử tại Dentsu. Trong vai trò của mình, cô tư vấn cho khách hàng của Dentsu về cách tối ưu hóa hiệu suất kỹ thuật số tại các nhà bán lẻ và các trang web thuộc sở hữu của họ trên các kênh truyền thông và bán hàng.

Trong cuộc trò chuyện, Cariapa chia sẻ cách các thương hiệu có thể phát triển và lớn mạnh trước những thay đổi trong ngành quảng cáo và vào thời kỳ kinh tế bất ổn, đồng thời xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng thông qua các chiến lược tiếp thị.

Các thương hiệu đã thay đổi cách tiếp cận các đối tượng khách hàng như thế nào?

Khả năng tiếp cận đối tượng cụ thể đã phát triển đáng kể trong vài năm qua. Tại dentsu, chiến lược của chúng tôi đã chuyển từ tín hiệu hành vi sang phương pháp tiếp cận dựa trên đối tượng khách hàng. Chúng tôi sử dụng M1, công cụ xây dựng đối tượng độc quyền của Dentsu, cùng với các công cụ đối tượng bán lẻ của riêng chúng tôi, để lập kế hoạch, truyền thông và thu hút đối tượng xuyên suốt hành trình của khách hàng.

Làm thế nào để thương hiệu có thể kết nối hiệu quả hơn với các đối tượng, đặc biệt là trong thời kỳ phân tán đối tượng như hiện nay?

Trong môi trường các mạng truyền thông mới, kênh và tình hình bán lẻ thường xuyên thay đổi này, các thương hiệu cần phải phát triển. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được sự khác biệt giữa các đối tượng này và động lực thúc đẩy họ dựa theo nhà bán lẻ nhằm điều chỉnh thông điệp và trải nghiệm sao cho phù hợp với người tiêu dùng của nhà bán lẻ đó trong môi trường phù hợp. Các thương hiệu không thể chỉ dựa vào truyền thông thông qua các mối quan hệ đối tác này mà còn phải đảm bảo điều chỉnh sự hiện diện của thương hiệu trên các nội dung và nền tảng thuộc sở hữu cho phù hợp.

Làm thế nào để các thương hiệu có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng?

Việc xây dựng mối quan hệ bắt đầu bằng cách lắng nghe khách hàng – để không chỉ xây dựng sự hòa hợp giữa đôi bên, mà còn cả lòng tin và sự gắn bó lâu dài. Trong môi trường bán lẻ trực tuyến, phản hồi của khách hàng có sức mạnh rất lớn và chiến lược đánh giá của khách hàng là điểm mấu chốt. Những đánh giá này có thể cho biết những khía cạnh nào cần được tối ưu hóa, từ cập nhật nội dung, các đối tượng chưa được phục vụ đầy đủ cho đến nghiên cứu và phát triển các cập nhật sản phẩm.

Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển thương hiệu hiện nay là gì?

Hơn bao giờ hết, các đội ngũ phụ trách hàng tồn kho và tiếp thị phải trao đổi và thống nhất về các thách thức dự báo và tính sẵn có của sản phẩm nhằm đặt ra kỳ vọng thực tế về hiệu suất. Các cách phổ biến hơn để tương tác trực tiếp với khách hàng là định hình lại trước khi thương hiệu được chú ý đến.

Chị có lời khuyên gì cho các thương hiệu khi tham gia tiếp thị kỹ thuật số?

Thiết lập một khuôn khổ đo lường và xây dựng chiến lược dựa trên các mục tiêu dài hạn là điều quan trọng, bởi phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư. Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và doanh số bán hàng không phải là chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) duy nhất đối với các thương hiệu. Mấu chốt nằm ở việc đo lường cách khách hàng tương tác và gắn kết với nội dung lồng ghép thương hiệu trong suốt hành trình mua hàng của họ.

Chị có lời khuyên nào về cách các thương hiệu có thể tiếp tục phát triển và phục vụ khách hàng trong thời kỳ kinh tế bất ổn không?

Các thương hiệu phải truyền tải thông điệp nhất quán và có giá trị, đừng chỉ đề cập mỗi ưu đãi và khuyến mại trong những thời điểm quan trọng. Họ phải luôn hoạt động trên các phương tiện truyền thông vì khách hàng liên tục kết nối với các kênh kỹ thuật số ở bất cứ đâu.

Điều quan trọng là phải thích nghi và linh hoạt với các phương tiện truyền thông và thông điệp, đồng thời thích ứng nhanh khi đối mặt với bất ổn kinh tế. Với sự xuất hiện của phương tiện truyền thông bán lẻ và truyền thông thương mại, chúng ta có một cơ hội tốt hơn để đảm bảo mọi đồng đô la bỏ ra đều mang về lợi ích. Do đó, các lĩnh vực như truyền thông bán lẻ là điểm khởi đầu hoàn hảo, bởi chúng ta có thể theo dõi toàn bộ quá trình từ hoạt động truyền thông kỹ thuật số đến kết quả kinh doanh thực tế.

Điều gì khiến chị hào hứng về tương lai của ngành quảng cáo?

Tôi rất hào hứng trước viễn cảnh những nhân tài về quảng cáo bước vào ngành công nghiệp này, cũng như cách họ sẽ làm thay đổi cách các đại lý và thương hiệu vận hành. Ví dụ: các thanh niên thuộc Gen Z lớn lên trong thế giới ưu tiên kỹ thuật số và bản thân họ thậm chí đã có kinh nghiệm tiếp thị trước khi tham gia lực lượng lao động. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều học hỏi được rất nhiều điều từ họ.