OnePlus muốn tiếp cận các đối tượng khách hàng là người trưởng thành thuộc Thế hệ Z. Bí quyết là đón nhận phản hồi của họ.

Ngày 2 tháng 3 năm 2023 | Tác giả: Jareen Imam, Giám đốc nội dung và biên tập cấp cao

Điện thoại di động One Plus

Celina Shi, giám đốc tiếp thị của OnePlus tại Châu Âu, biết rằng điều quan trọng đối với các thương hiệu là lắng nghe và tìm hiểu từ các đối tượng khách hàng lứa tuổi trưởng thành. “Nếu bạn thực sự muốn biết điều gì gây tiếng vang với các đối tượng khách hàng của mình, bạn cần đầu tư thời gian để tìm hiểu họ,” cô cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Amazon Ads. “Hãy thử và hiểu những gì họ làm và cách họ tương tác với các loại nội dung khác nhau. Nghiên cứu các ứng dụng di động mà họ đang sử dụng và xem họ bị cuốn theo những chủ đề gì.”

Kết nối với các đối tượng khách hàng, đặc biệt là ở những thế hệ, khu vực và nền văn hóa khác nhau đồng nghĩa với việc thương hiệu cần nhiều hơn một thông điệp được xây dựng kỹ càng để trở nên nổi bật. Các thương hiệu muốn thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cần tùy chỉnh hoạt động tiếp thị của họ để chúng mang lại cảm giác chân thực và tạo ra tác động với các khách hàng đa dạng.

Đây là cách tiếp cận của thương hiệu công nghệ nhằm thu hút các đối tượng khách hàng là người trưởng thành thuộc Thế hệ Z và Thế hệ Y khi hợp tác với Amazon Ads trong hai lần ra mắt lớn vào năm 2022. Chìa khóa là tạo ra nhiều nội dung gây tiếng vang với các thế hệ và đối tượng khách hàng. Một chiến dịch liên quan đến Amazon Freevee cùng Amazon Ads Brand Innovation Lab và một chiến dịch khác tập trung vào việc tiếp cận người chơi trong quá trình diễn ra European Masters, một giải đấu thể thao điện tử được tổ chức trên Twitch.

Trước phiên họp với Amazon Ads tại Mobile World Congress (Hội nghị di động quốc tế) ở Barcelona, Shi đã ngồi lại và chia sẻ cách OnePlus làm việc để đổi mới các chiến lược tiếp thị của mình nhằm kết nối với khách hàng mới đối với thương hiệu, cách họ tiếp cận các đợt phát động chiến dịch thành công và cách họ thích ứng để luôn phù hợp với người tiêu dùng.

Celina Shi trong buổi thảo luận tương tác tại Mobile World Congress ở Barcelona
Đối tượng khách hàng trong buổi thảo luận tương tác tại Mobile World Congress ở Barcelona

Trong buổi thảo luận tương tác tại Mobile World Congress ở Barcelona, Celina Shi của OnePlus chia sẻ cách công ty đang kết nối với các đối tượng khách hàng là người trưởng thành thông qua các chiến dịch quảng cáo.

Theo quan điểm của chị, tiếp thị đã thay đổi như thế nào trong vài năm qua, đặc biệt là khi nhắc đến việc xây dựng nhận thức và tiếp cận các đối tượng khách hàng trong không gian kỹ thuật số phân tán hơn?

Chúng tôi đang làm việc với rất nhiều đối tượng khách hàng trẻ tuổi, họ đánh giá cao nội dung mang hấp dẫn. Do những thách thức về phân tán phương tiện truyền thông, OnePlus không chỉ tập trung vào việc tiếp cận các đối tượng khách hàng mà còn tương tác với họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn hợp tác với Amazon Ads Brand Innovation Lab để giúp xây dựng quảng cáo tùy chỉnh phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Tại OnePlus, chân ngôn của chúng tôi là “Không bao giờ dừng lại một nơi”, vì vậy chúng tôi muốn trao quyền cho những người tiêu dùng trẻ tuổi của mình. Chúng tôi muốn không chỉ bán cho họ một sản phẩm, mà còn thực sự xác định hướng đi của thương hiệu theo họ. Đối với chúng tôi, chúng tôi tận dụng thương hiệu của mình để xây dựng một cộng đồng “Không bao giờ dừng lại một nơi” gồm những người có chung niềm đam mê với công nghệ tuyệt vời và các triết lý cốt lõi của chúng tôi. Kể câu chuyện về cộng đồng và coi đây là thành tựu đáng tự hào trong mọi việc chúng tôi làm là chìa khóa để mở rộng cộng đồng.

Chị nghĩ điều gì biến OnePlus trở nên chân thực trong mắt các đối tượng khách hàng trẻ tuổi mà chị đang làm việc để kết nối?

Chúng tôi là một thương hiệu lấy người dùng làm trọng tâm và đánh giá cao cộng đồng của mình, bởi họ là cốt lõi của mọi việc chúng tôi làm. Điều này ăn sâu vào quá trình phát triển sản phẩm của chúng tôi và là mấu chốt của chiến lược tiếp thị. Chúng tôi tích cực lắng nghe cộng đồng của mình và cùng họ làm nhiều việc để thực sự khơi dậy tinh thần “Không bao giờ dừng lại một nơi”. Chúng tôi cũng thừa nhận khi phạm sai lầm, sẵn sàng đón nhận phản hồi từ người dùng và thực hiện những thay đổi dựa trên đề xuất của họ.

Ví dụ: ở một trong những lần ra mắt sản phẩm của mình, chúng tôi đã quyết định loại bỏ một số tính năng chính của điện thoại thông minh. Tuy nhiên, các khách hàng của chúng tôi không cho rằng đó là một động thái tuyệt vời. Dựa vào phản hồi của họ, thương hiệu của chúng tôi đã quyết định đưa những tính năng đó trở lại. Điều này cho thấy chúng tôi coi trọng khách hàng và nhu cầu của họ ra sao và chúng tôi muốn tạo ra sản phẩm tốt nhất cho họ.

Người đàn ông sử dụng điện thoại One Plus
Người đàn ông đọc sách trên giường trong khi điện thoại One Plus nằm trên bàn nhỏ đầu giường

Với tư cách là lãnh đạo thương hiệu, chị có lời khuyên nào cho các nhà tiếp thị đang cố gắng kết nối với những khách hàng tiềm năng mới? Còn các đối tượng khách hàng trẻ tuổi thì sao? Họ nên lưu ý điều gì?

Tìm hiểu từ đối tượng khách hàng của bạn. Nếu bạn thực sự muốn biết điều gì gây tiếng vang với khách hàng, bạn cần phải đầu tư thời gian để tìm hiểu từ họ. Hãy thử và hiểu cách họ tương tác với các loại nội dung khác nhau, nghiên cứu các ứng dụng di động mà họ đang sử dụng và xem họ bị cuốn theo những chủ đề nào. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo các chiến dịch của mình hiệu quả và được tối ưu hóa liên tục. Để làm được điều này, hãy tìm cách hợp tác với các công ty như Amazon Ads, họ đã giúp chúng tôi kết nối với các đối tượng khách hàng ở những khu vực khác nhau và trên các kênh khác nhau.

Chị có lời khuyên gì cho các nhà tiếp thị đang điều hướng những thay đổi trong không gian quảng cáo trong khi cố gắng phát triển thương hiệu của họ không?

Tôi có hai lời khuyên. Một là tạo đột phá trong cách tiếp cận của bạn. Chúng tôi tập trung vào cách tiếp cận theo hướng kỹ thuật số và chúng tôi rất tích cực hoạt động trên mạng xã hội vì các đối tượng khách hàng trẻ tuổi đang tham gia sôi nổi trên các kênh đó. Chúng tôi cũng biết rằng Thế hệ Y đánh giá cao các đánh giá truyền miệng và coi trọng các đề xuất trên mạng xã hội khi đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, hãy hiểu sở thích của các đối tượng khách hàng, đáp ứng tại vị trí của họ và tiếp thị theo những cách mới mẻ và đột phá để bạn luôn giữ vị thế quan tâm hàng đầu.

Thứ hai, bạn cần phải sử dụng công cụ phù hợp. Ví dụ: việc hợp tác với Amazon Ads đã cho chúng tôi quyền truy cập vào các công cụ và thông tin chi tiết toàn diện hơn để giúp phát triển thương hiệu.

Nhà quảng cáo nên lưu ý điều gì khi tiếp thị cho các đối tượng khách hàng ở những khu vực khác nhau?

Có khá nhiều quốc gia mà chúng ta cần tập trung vào, vì vậy chúng ta cần nhận thức được tính nhạy cảm và sự khác biệt về văn hóa. Chúng ta cũng phải suy xét về các bản dịch và cách thông điệp thương hiệu của chúng ta được truyền đạt sang các ngôn ngữ khác nhau. Chúng ta cũng phải cân nhắc về những kênh kỹ thuật số mà các cộng đồng khác nhau sử dụng. Ví dụ: [người tiêu dùng ở] một quốc gia có thể sử dụng Facebook nhiều, trong khi một quốc gia khác có thể sử dụng Twitter nhiều hơn và điều đó ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị của chúng ta. Lời khuyên hữu ích nhất mà tôi đưa ra là hãy hợp tác chặt chẽ với các đội ngũ mạnh mẽ tại địa phương vì họ hiểu rõ hơn về văn hóa và có thể giúp thương hiệu của bạn phát triển kinh doanh tại địa phương.