Vì sao tính bền vững lại là giá trị cốt lõi của J&J Consumer Health: “Bởi đó là điều đúng đắn ta nên làm”

Ảnh chân dung của bà Katie Decker

Ngày 20 tháng 3 năm 2022 | Tác giả: Matt Miller, Copywriter

Chào mừng bạn đến với The Sprout, loạt nội dung khám phá cách các doanh nghiệp đang nỗ lực hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Bà Katie Decker, Lãnh đạo toàn cầu về Sức khỏe thiết yếu & Tính bền vững tại Johnson & Johnson Consumer Health, hiểu rằng các thương hiệu ngày nay phải đối mặt với vô vàn thách thức, đặc biệt là những thương hiệu đang hướng tới một tương lai sạch đẹp hơn.

“Mục tiêu ấy là cả một hành trình và chúng tôi vẫn còn nhiều điều phải tìm tòi, nhưng mỗi ngày trôi đi chúng tôi lại học được điều gì đó mới mẻ”, bà Decker cho biết. “Tôi nhận thấy thách thức lớn nhất (và cơ hội) là tính bền vững không phải trách nhiệm của một đội ngũ hay một thương hiệu đơn lẻ. Đó là một nỗ lực toàn diện từ đầu tới cuối và toàn bộ tổ chức cần kết hợp để đảm bảo mọi quyết định đều bền vững hơn. Bền vững không phải chuyện gì đó bên lề mà cần được thấm nhuần vào cách tư duy của tổ chức và len lỏi vào những cuộc trò chuyện cũng như quyết định liên quan đến tính bền vững”.

Đây là lý do tại sao – từ Sứ mệnh sống khoẻ mạnh của chính Johnson & Johnson Consumer Health, đến quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ và đồng nghiệp trong ngành, các nghiên cứu, sản phẩm và thông điệp thương hiệu – đều coi tính bền vững là yếu tố thiết yếu.

Kêu gọi toàn cầu chung tay hướng tới các thương hiệu bền vững hơn

Vào tháng Tư, Hội đồng liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu đã công bố một báo cáo mới nêu ra nhiệm vụ khó khăn mà các quốc gia phải đối mặt để giảm lượng khí thải toàn cầu đủ, góp phần ngăn chặn các tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Với sự cấp bách này, người tiêu dùng ngày nay đang ngày càng trở nên ý thức hơn về tác động từ quyết định mua hàng của họ đối với hành tinh. Cho dù liên quan đến tìm nguồn cung ứng, chuỗi cung ứng, bao bì hoặc tái chế, những người mua hàng ngày nay đang tìm cách ủng hộ các thương hiệu cam kết giảm tác động tới môi trường.

Theo nghiên cứu của Amazon Ads và Environics Research năm 2021, 83% người tiêu dùng Hoa Kỳ, 88% người tiêu dùng ở châu Âu, 88% người tiêu dùng ở Canada và 95% người tiêu dùng ở Mexico cho rằng nên có nhiều thương hiệu tham gia hỗ trợ thế giới hơn.1 Tại Mỹ, 60% người tiêu dùng tích cực tìm kiếm các thương hiệu hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững hơn; xu hướng này ở châu Âu cũng được 71% người tiêu dùng ủng hộ. Ngoài ra, 55% người tiêu dùng Mỹ và 66% người tiêu dùng EU sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.2

“Người tiêu dùng đang tìm kiếm các thương hiệu phù hợp với giá trị của họ, vì vậy các thương hiệu sức khoẻ tiêu dùng ngày nay cần nắm bắt được tính bền vững – chúng tôi gọi đây là “quy tắc bắt buộc của thời hiện đại” và chúng tôi cũng cần thể hiện được điều này trong các giá trị tiêu dùng. Người tiêu dùng, khách hàng, nhà cung cấp – ngay cả những nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư – đều mong tính bền vững sẽ trở thành yếu tố cốt lõi trong đề xuất giá trị của chúng tôi”, bà Decker chia sẻ.

Năm 2020, Johnson & Johnson Consumer Health đã công bố Sứ mệnh sống khoẻ mạnh, đây là khoản đầu tư trị giá 800 triệu USD cho đến năm 2030 để thúc đẩy sức khỏe con người đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường.

Nỗ lực bền vững được chia thành ba mục: 1) đẩy lùi các căn bệnh có thể phòng ngừa, bắt đầu từ chương trình ngừng hút thuốc và hợp tác phòng chống ung thư da; 2) tăng cường tính minh bạch của sản phẩm để người tiêu dùng có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn về các sản phẩm sức khỏe cá nhân; và 3) giảm tác động môi trường bằng cách hạn chế sử dụng nhựa nguyên chất (hoặc nhựa mới làm từ khí tự nhiên hoặc dầu thô), sử dụng nhiều thành phần vật liệu tái chế hơn khi sản xuất bao bì, đảm bảo bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cung cấp điện năng cho hoạt động kinh doanh bằng điện tái tạo.

“Mục đích của chúng tôi là thay đổi quỹ đạo của sức khỏe cho nhân loại” bà Decker khẳng định. “Nếu đặt mục tiêu của công ty là động lực bắt đầu và nhận thức được rằng chúng ta không thể có những cá nhân khỏe mạnh khi không có một hành tinh khỏe mạnh thì chúng ta càng hiểu rõ được sự cấp bách. Đó là lý do tại sao tính bền vững là kim chỉ nam cho chiến lược kinh doanh và thương hiệu của chúng tôi”.

Bên cạnh đó, nhận thức “lấy sức mạnh tập thể để tăng cường tính bền vững cho ngành” đã thúc đẩy công ty tích cực hợp tác với các đồng nghiệp trong ngành, khách hàng bán lẻ, các tổ chức phi chính phủ và nhiều bên liên quan chủ chốt khác để trao đổi kiến thức, chia sẻ chuyên môn và đổi mới. Họ là thành viên của Liên minh Điểm sắc đẹp môi trường (EBS), một bên tham gia Cam kết toàn cầu về kinh tế nhựa mới với Quỹ Ellen MacArthur và cũng đã gia nhập Liên minh hành động vì chất thải nhựa (CGF) của Diễn đàn hàng tiêu dùng (CGF).

Sứ mệnh sống khỏe mạnh của Johnson & Johnson Consumer Health là khoản đầu tư 800 triệu đô la cho đến năm 2030 để nâng cao sức khỏe con người đồng thời bảo vệ môi trường.

Cung cấp thông tin cho khách hàng về các sản phẩm bền vững hơn

Khi khách hàng ngày càng quan tâm nhiều tới các sản phẩm bền vững hơn, các thương hiệu đang nỗ lực để truyền đạt cho khách hàng về những nỗ lực giúp giảm thiểu tác động của họ đối với môi trường. Tại Johnson & Johnson Consumer Health, các thương hiệu như Listerine, Neutrogena, Johnson's, Le Petit Marseillais, OGX và Nicorette đều có các sản phẩm và chương trình bền vững hơn mà họ thông báo cho khách hàng qua các kênh kỹ thuật số và các nhà bán lẻ có cùng chí hướng về tính bền vững.

“Các thương hiệu của chúng tôi đều hướng tới Sứ mệnh sống khỏe mạnh vì đó là điều nên làm và người tiêu dùng coi trọng điều đó”, bà Decker nói. “Chúng tôi đã nỗ lực sản xuất các loại bao bì dễ tái chế và tái sử dụng hơn, tăng cường sử dụng nhựa tái chế và áp dụng các mô hình nạp đầy và tái sử dụng để giảm tổng số lượng bao bì. Mỗi thương hiệu đều đang hướng tới tính bền vững, tính minh bạch của sản phẩm và tác động xã hội theo những cách phù hợp với thương hiệu đó, bắt nguồn từ hiểu biết sâu sắc về những kỳ vọng đặc biệt của người tiêu dùng.”

Trong Ngày Trái đất, Johnson & Johnson Consumer Health sẽ tận dụng nhãn dán Cam kết thân thiện với khí hậu trên Amazon Ads cho một số thương hiệu như Neutrogena để làm nổi bật các sản phẩm bền vững hơn trong mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm có nhãn dán Cam kết thân thiện với khí hậu đáp ứng một hoặc nhiều chứng nhận có liên quan đến tính bền vững giúp bảo tồn thế giới tự nhiên. Để giúp tăng khả năng khám phá các sản phẩm này, Amazon Ads cung cấp cho các thương hiệu tùy chọn tạo một trang riêng trong Store của thương hiệu trên Amazon để giới thiệu các dịch vụ có Cam kết thân thiện với khí hậu trong “lối đi” của riêng họ. Nhờ vậy khách hàng có thể khám phá các sản phẩm phù hợp với sở thích mua sắm sản phẩm bền vững hơn.

Như bà Decker đã giải thích, ngay cả những lựa chọn mua sắm bền vững nhỏ lẻ cũng có thể là những bước tiến hướng tới một tương lai khỏe mạnh hơn.

“Là một người tiêu dùng cá nhân, có vẻ như việc đưa ra một lựa chọn bền vững hơn không tạo ra nhiều tác động. Tuy nhiên, khi tất mọi người thực hiện đều thực hiện thay đổi nhỏ, tác động tạo ra rất đáng kể,” bà Decker nói. “Mọi người có thể xem xét lại các lựa chọn của mình và chọn những sản phẩm bền vững hơn.”

Nếu bạn quan tâm đến việc quảng cáo các sản phẩm có Cam kết thân thiện với khí hậu, hãy liên hệ với nhân viên quản lý khách hàng Amazon Ads của bạn.

Tìm hiểu thêm về sự kiện
Ngày Trái đất 2022 của Amazon khám phá thêm về các sản phẩm CPF.

Tìm hiểu thêm về
tiếp thị bền vững.

1 Environics, Chủ đề tiêu dùng toàn cầu, Giá trị xã hội, Hoa Kỳ/Châu Âu/Mexico, 2021
2 Environics Research, Chủ đề tiêu dùng toàn cầu, Giá trị xã hội, Hoa Kỳ/Châu Âu, 2021