Kết nối lâu dài: Các giải pháp nội dung thương hiệu giúp thúc đẩy khách hàng khám phá và tương tác

Ngày 21 tháng 12 năm 2021 | Tác giả: Jareen Imam, Quản lý nội dung và biên tập cấp cao

Bắt gặp một sản phẩm hoặc thương hiệu mới có thể là một trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Sự hồi hộp, tính phiêu lưu, niềm vui là những cảm xúc mà những khách hàng có được khi khám phá ra một sản phẩm mà họ không biết là họ muốn hay họ cần.

Đôi khi, khách hàng ghé thăm Amazon mà không nghĩ đến một thương hiệu cụ thể nào trong tâm trí. Theo một nghiên cứu của Marketplace Pulse, khoảng 78% truy vấn mua sắm trên Amazon không thiên về thương hiệu cụ thể nào, có nghĩa là khách hàng đang mua sắm các sản phẩm sử dụng cụm từ tìm kiếm chung không chứa tên thương hiệu nào cả.1 Hơn nữa, một nghiên cứu của Tinuiti và Elite SEM cho thấy 52% người mua hàng sẵn sàng mua hàng từ một thương hiệu mà họ không quen thuộc trên Amazon.2

Người mua hàng cởi mở, thử mua các thương hiệu mới đồng nghĩa với việc các nhà quảng cáo có cơ hội trở nên nổi bật hơn bằng cách tạo ra các chiến dịch hấp dẫn và chứa nhiều thông tin. Một trong những cách mà các thương hiệu có thể đạt được vị trí hàng đầu trong tâm trí khách hàng đó là bằng thông điệp. Nhận dạng thương hiệu và nội dung đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình mua sắm trên Amazon. Người mua hàng tương tác với nội dung của thương hiệu để tìm hiểu về thương hiệu và sản phẩm của họ. Điều này giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt. Do đó, Amazon Ads có những trải nghiệm mua sắm gắn liền với thương hiệu giúp các thương hiệu kể câu chuyện của họ, thôi thúc khách hàng cân nhắc thương hiệu, xây dựng nhóm người mua hàng trung thành và tương tác lại với các khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ.

Giúp khách hàng kết nối và hiểu rõ thương hiệu của bạn thông qua Gian hàng

Với Gian hàng trên Amazon, các thương hiệu có thể tạo ra một không gian mà họ có thể trưng bày sản phẩm, kể câu chuyện thương hiệu và chia sẻ giá trị của thương hiệu, qua đó giúp họ tương tác với khách hàng. Gian hàng là nơi để người mua hàng khám phá, tương tác và mua sắm từ các thương hiệu yêu thích, tất cả tại một đích đến duy nhất được sở hữu và duy trì bởi một thương hiệu. Trải nghiệm mua sắm gắn liền với thương hiệu này cho phép các thương hiệu kể câu chuyện của họ thông qua quảng cáo hình ảnh lối sống và quảng cáo video, đồng thời trưng bày đầy đủ các sản phẩm của họ, tạo ra trải nghiệm mua sắm toàn diện cho khách hàng.

Có một Gian hàng chất lượng cao với nội dung mới và nhiều trang phụ có thể giúp người mua hàng truy cập Gian hàng hiểu rõ các thông tin trong đó. Nó có thể giúp các thương hiệu kết nối với khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự quan tâm đến thương hiệu, mua hàng và theo dõi. Trung bình, các Gian hàng được cập nhật thương xuyên có lượng khách truy cập nhiều lần nhiều hơn 21% và doanh số được phân bổ cho mỗi khách truy cập cao hơn 35%.3

Tạo cơ hội khám phá cho khách hàng với Bài đăng (bản beta)

Thậm chí còn có nhiều cách để giúp khách hàng khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới. Thương hiệu có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập bên ngoài từ các kênh tiếp thị khác của họ đến Gian hàng. Họ cũng có thể tận dụng Bài đăng (bản beta) để thôi thúc người mua hàng tương tác với thương hiệu của họ bằng cách chia sẻ những hình ảnh lối sống được chọn lọc thể hiện câu chuyện và giá trị của thương hiệu.

Bài đăng (bản beta) giúp các thương hiệu xây dựng kết nối cảm xúc với người mua hàng trong khi họ đang duyệt xem gian hàng trên Amazon. Từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, Amazon Ads đã phân phối hơn 11,3 tỷ lượt hiển thị Bài đăng có thể được nhìn thấy, với mỗi lượt hiển thị được tính khi ít nhất 50% bài đăng nằm trên màn hình xem của thiết bị trong 1 giây liên tục.4 Số lượt hiển thị có thể được nhìn thấy có thể giúp các thương hiệu đo lường khả năng những người mua hàng xem nội dung của họ. Bài đăng (bản beta) của thương hiệu có thể được hiển thị trên băng chuyền trên trang chi tiết sản phẩm, trong các bảng tin nội dung cho các sản phẩm và danh mục liên quan hoặc trong Gian hàng của thương hiệu.

Tương tác và truyền cảm hứng cho khách hàng với Amazon Live

Khi khách hàng phát hiện ra một sản phẩm mới mà họ quan tâm, làm thế nào để các thương hiệu có thể thu hút thêm sự tương tác từ khách hàng để giúp họ tìm hiểu thêm về sản phẩm đó? Với Amazon Live, người mua hàng trên Amazon có thể tích cực tương tác với các thương hiệu trên Amazon khi họ đang trực tuyến và nhận thông tin cập nhật trực tiếp về các thông báo đặc biệt từ các thương hiệu. Và khách hàng đang xem các livestream này. Nghiên cứu của Amazon cho thấy khách hàng xem các livestream trực tiếp của thương hiệu thường xuyên có khả năng mua hàng trung bình cao gấp 3 lần so với người xem lần đầu tiên.5

Ngoài việc livestream, các thương hiệu cũng có thể thúc đẩy sự tương tác để giúp khách hàng tìm hiểu thêm về sản phẩm qua các trang thông tin chi tiết sản phẩm. Những trang này có thể giúp thu hút và mang thông tin tới khách hàng để họ có thể đưa ra quyết định mua sắm tốt nhất.

Xây dựng tình yêu và lòng trung thành với thương hiệu với Brand Follow

Để tạo ra kết nối lâu dài với khách hàng, các thương hiệu có thể xem xét các chiến lược giúp họ xây dựng tình yêu và lòng trung thành với thương hiệu. Một lựa chọn cho điều này đó là Brand Follow, có sẵn ở Mỹ và cho phép người mua hàng tương tác với các thương hiệu yêu thích của họ trên Amazon. Ngày nay có hơn 20 triệu lượt khách hàng của thương hiệu theo dõi các gian hàng Amazon.6 Những kết nối đó có thể giúp khách hàng tìm thấy nhiều sản phẩm họ cần hơn.

Khi các thương hiệu tìm cách xây dựng kết nối sâu sắc hơn với khách hàng, họ có thể cân nhắc sử dụng các giải pháp nội dung thương hiệu như Gian hàng và Bài đăng (bản beta) để giúp họ kể câu chuyện thương hiệu và chia sẻ về các sản phẩm của mình. Các giải pháp quảng cáo này, kết hợp với Amazon Live và Brand Follow, có thể giúp khách hàng tương tác và kết nối với các thương hiệu mà họ chưa khám phá.

1 Marketplace Pulse, Hoa Kỳ, 2021
2 Tinuiti and Elite SEM, Hoa Kỳ, 2021
3-6 Tài liệu nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, 2021