3 cách để các thương hiệu có thể tiếp cận người mua sắm đồ thể thao

Ngày 02 tháng 09 năm 2022 | Tác giả: Irene Oh, Giám đốc tiếp thị nội dung cấp cao mảng Thời trang

Một người tập yoga

Theo Statista, mặc dù danh mục đồ thể thao dự kiến sẽ tăng lên hơn $114 tỷ vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 4,6%,1 song các nhà quảng cáo có thể phải đối mặt với những thách thức do mức chi tiêu của người tiêu dùng bị chậm lại.2 Một cuộc khảo sát về đồ thể thao của Kantar và Amazon Ads cho thấy hơn một nửa (51%) người mua sắm không có kế hoạch thay đổi mức chi tiêu cho đồ thể thao trong năm tới, 28% số người được hỏi dự định chi ít tiền hơn vào đồ thể thao trong năm tới và 21% dự định chi nhiều tiền hơn cho đồ thể thao trong năm tới.3

Trong bối cảnh phần lớn người mua sắm dự định giữ nguyên hoặc giảm mức chi tiêu cho đồ thể thao, các thương hiệu có thể sử dụng một cách hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh dài hạn là thông qua các chiến lược bán trực tiếp cho người tiêu dùng (DTC). Nhờ hiểu rõ hành trình của người mua sắm đồ thể thao DTC, bao gồm quá trình ra quyết định, thói quen chi tiêu và nơi họ nghiên cứu sản phẩm, các thương hiệu có thể tiếp cận hiệu quả hơn với các đối tượng dễ tiếp nhận và khiến sản phẩm luôn chiếm vị trí hàng đầu xuyên suốt đường dẫn mua hàng.

Trước khi sang phần tiếp theo, dưới đây là một vài thuật ngữ cần lưu ý:

  1. Người mua sắm đồ thể thao DTC: Người tiêu dùng ở lứa tuổi trưởng thành tại Hoa Kỳ mua đồ thể thao trực tiếp từ các trang web hoặc cửa hàng thuộc sở hữu của thương hiệu đồ thể thao
  2. Người mua sắm đồ thể thao nói chung: Người tiêu dùng ở lứa tuổi trưởng thành tại Hoa Kỳ mua đồ thể thao tại một nhà bán lẻ bất kỳ trong ba tháng qua

1. Người mua sắm đồ thể thao DTC thích chi tiêu nhiều (và thường xuyên)

Người mua đồ thể thao DTC có xu hướng chi tiêu nhiều và thích mua sắm thường xuyên: Họ có khả năng chi hơn $100 cho mỗi sản phẩm đồ thể thao cao hơn 1,6 lần và có khả năng mua ít nhất một lần mỗi tháng cao hơn 1,1 lần so với người mua sắm đồ thể thao nói chung. 4 Khi tìm hiểu người mua đồ thể thao nói chung, một yếu tố quan trọng không kém số lượng và mức độ thường xuyên là sản phẩm họ mua. Trong số người mua sắm đồ thể thao nói chung, phụ kiện (ví dụ: mũ, túi xách) là danh mục tăng trưởng nhanh nhất trong đồ thể thao, với tốc độ 3,2 lần so với đồ thể thao nói chung.5 Ngoài ra, những danh mục khác cũng được ưa chuộng không kém là đồ thể thao trẻ em (1,5 lần), athleisure (1,5 lần),6 và giày thể thao (1,3 lần).7 Các thương hiệu có thể bắt đầu xây dựng quảng cáo và lập chiến lược xung quanh các mặt hàng nổi bật này để thúc đẩy tăng trưởng cho thương hiệu.

Luôn giữ vị trí hàng đầu trong tâm trí người mua hàng nhờ thông điệp và các ưu đãi

Các thương hiệu đồ thể thao có thể muốn cân nhắc tần suất gửi tin nhắn hàng tháng và tính năng phần thưởng cho các giao dịch mua số lượng lớn hoặc thường xuyên. Ví dụ: thông điệp như “Nhận giao hàng miễn phí khi đơn mua tiếp theo đạt giá trị $100 trở lên” hoặc “Có quyền truy cập độc quyền vào bộ sưu tập mới nhất” có thể là cách hiệu quả để các thương hiệu điều chỉnh cho phù hợp với thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Việc kết hợp một số yếu tố này lại với nhau cũng có thể giúp ích (ví dụ: “Nhận mức giảm giá 10% khi mua phụ kiện cho trẻ em trị giá hơn $100 vào lần kế tiếp”).

2. Người mua sắm đồ thể thao DTC cần trợ giúp để quyết định mua gì

Người mua sắm đồ thể thao DTC có thể bắt đầu mua sắm mà chưa quyết định mua một sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể nào và cũng có thể thay đổi ý định khi họ đến điểm mua hàng: Mặc dù người mua sắm DTC có khả năng đã quyết định chọn một thương hiệu ở đầu hành trình mua sắm cao hơn 1,9 lần, nhưng khả năng họ mua một sản phẩm khác so với dự định mua ban đầu khi bắt đầu hành trình mua sắm cao hơn gấp 2,3 lần so với người mua sắm đồ thể thao nói chung.8 Do hành trình của những người mua sắm đồ thể thao DTC dường như rất linh hoạt nên điều này tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo cung cấp thông tin nhằm tác động đến quyết định mua sản phẩm của họ.

Thúc đẩy người mua sắm đồ thể thao khám phá trước khi bắt đầu hành trình mua hàng

Các thương hiệu có thể nâng cao nhận thức của người mua sắm đồ thể thao DTC bằng cách tiếp cận họ từ sớm và tại các điểm tiếp xúc kỹ thuật số được truy cập thường xuyên trong giai đoạn họ vẫn chưa quyết định sẽ mua sản phẩm và thương hiệu nào. Ví dụ: các thương hiệu có thể tận dụng giải pháp Truyền hình trực tuyến của Amazon Ads (ví dụ: Prime Video), vì 72% số người mua sắm DTC được khảo sát cho biết họ xem phát trực tuyến trên Prime Video ít nhất một lần một tuần. Người mua sắm DTC cũng có khả năng nhớ lại các quảng cáo đã xem trên Amazon Prime Video cao hơn 1,1 lần so với người mua sắm đồ thể thao nói chung.9 Các thương hiệu có thể giới thiệu nhiều sản phẩm trên Truyền hình trực tuyến qua quảng cáo và thông điệp nhằm thể hiện sự đa dạng cho những người mua sắm còn đang phân vân và có thể cần chút trợ giúp trong quá trình mua sắm.

3. Thúc đẩy nhận thức và doanh số ở mọi nơi khách hàng dành thời gian

Về nhận thức, các thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận những người mua sắm đồ thể thao DTC, vì những người mua sắm này có nhiều điểm tiếp xúc hơn 18% so với người mua sắm đồ thể thao nói chung trong suốt hành trình của họ. Phần lớn (79%) người mua sắm đồ thể thao DTC đều bắt đầu hành trình mua sắm trực tuyến, trong đó gian hàng Amazon là điểm chạm hàng đầu.10

Bên cạnh khả năng cung cấp không gian rộng mở để gia tăng sự hiện diện của thương hiệu, Amazon còn hiệu quả trong việc thúc đẩy lưu lượng truy cập vào gian hàng của các nhà bán lẻ. Trong số những người mua sắm đồ thể thao đã mua một thương hiệu hoặc sản phẩm mà họ tìm thấy trên Amazon, 55% đã mua bên ngoài gian hàng Amazon (từ một nhà bán lẻ bất kỳ).11 Điều này đồng nghĩa rằng, sau khi truy cập Amazon và khám phá ra một thương hiệu hoặc sản phẩm mới, phần lớn người mua sắm đồ thể thao đã mua hàng ở nơi khác.

Tiếp cận người mua sắm mới bằng Quảng cáo truyền hình trực tuyến

Việc tận dụng Quảng cáo truyền hình trực tuyến của Amazon Ads có thể đem lại hiệu quả trong việc tiếp cận những người mua sắm đồ thể thao DTC mới trong giai đoạn khám phá của hành trình mua hàng, bởi những người mua sắm đồ thể thao nói chung cho biết họ có khả năng khám phá một thương hiệu mới cao hơn 1,4 lần khi tương tác với Twitch trước hành động mua hàng.12 Các thương hiệu có thể nhận thấy rằng việc nâng cao nhận thức thông qua các giải pháp trên Amazon Freevee hoặc Twitch có thể là cách hiệu quả để tăng độ nhận diện cho các sản phẩm thể thao của họ.

Các thương hiệu có thể tiếp cận người mua sắm đồ thể thao DTC nếu họ áp dụng các chiến lược phù hợp với bối cảnh như tạo ra thông điệp phù hợp với thói quen cụ thể, thúc đẩy nhận thức từ sớm ở giai đoạn khám phá và ưu tiên các điểm chạm kỹ thuật số được truy cập thường xuyên. Ngoài ra, các thương hiệu có thể linh hoạt tiếp cận người tiêu dùng đồ thể thao DTC ở mọi nơi họ dành thời gian, vì vậy có rất nhiều cơ hội để tạo ra chiến lược tiếp thị phù hợp với mục tiêu của họ.

Bạn muốn biến thông tin chi tiết về thời trang thể thao này thành hành động? Hãy liên hệ với nhân viên quản lý khách hàng Amazon Ads hoặc truy cập trang ngành thời trang của chúng tôi.

1 Định nghĩa về danh mục đồ thể thao: Bao gồm đồ thể thao (dành cho tập thể dục, thể thao và/hoặc phòng tập thể dục) và athleisure (để mặc hàng ngày, đi dạo, và/hoặc mặc thường ngày)
2 Triển vọng thị trường tiêu dùng của Statista, Hoa Kỳ, tháng 06 năm 2021, tháng 10 năm 2021
3-4 Khảo sát tùy chỉnh về đồ thể thao của Kantar, Hoa Kỳ, tháng 02 năm 2022
5 Nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, tháng 03 năm 2021 - tháng 02 năm 2022 với tháng 03 năm 2020 - tháng 02 năm 2021
6 Định nghĩa: Để mặc hàng ngày, đi dạo, và/hoặc mặc thường ngày
7 Nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, tháng 03 năm 2021 - tháng 02 năm 2022 với tháng 03 năm 2020 - tháng 02 năm 2021
8-12 Khảo sát tùy chỉnh về đồ thể thao của Kantar, Hoa Kỳ, tháng 02 năm 2022